Chưa kịp "tân hôn", mẹ chồng đã gọi tôi ra nói chuyện và lời đầu tiên của bà đã khiến tôi choáng váng
Được mai mối cho anh chồng U50 nhưng tôi vẫn có đêm tân hôn nồng nhiệt, tới gần sáng thì choàng tỉnh vì tiếng hét của mẹ chồng / Khi đồng nghiệp đến nhà chơi, mẹ chồng nói với ả một câu khiến tôi bẽ mặt trước tất cả anh em trong cơ quan
Chào chị Hướng Dương,
Tôi mới lấy chồng được gần một tháng nay nhưng lại đang rất chán nản và hoang mang. Tôi không biết mình lấy chồng vì điều gì khi mà chồng tôi chẳng dám lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ. Anh ấy nhu nhược, nghe lời mẹ đến mức khiến vợ bị tổn thương.
Mẹ chồng tôi là người sắc sảo, quản lí tài chính trong nhà suốt thời gian qua. Ngay đêm tân hôn, bà đã gọi tôi xuống nói chuyện. Bà nói hàng tháng, lương tôi cứ tự nhiên tiêu xài nhưng lương chồng tôi thì phải trích cho bố mẹ chồng một nửa. Phần còn lại thì tiêu dùng vào việc gia đình.
Lời mẹ chồng nói khiến tôi xây xẩm mặt mày, lương chồng tôi mỗi tháng chỉ hơn 10 triệu, giờ còn có 5 triệu thì tiêu dùng như thế nào? Mẹ chồng nói vậy chẳng khác nào ép tôi vào đường cùng, phải chấp nhận dùng lương tôi để chi trả tiền sinh hoạt, ăn uống trong nhà.
Tôi ức chế lắm nhưng không dám nói lại, còn chồng tôi thì im lặng, ngầm đồng ý. Sau đó, anh còn nói rằng lương anh trước đây đều do mẹ giữ, có như thế mới có tiền đi cưới vợ thật hoành tráng. Nhưng tôi không sao chấp nhận được chuyện đưa nửa lương cho mẹ chồng. Hướng Dương ơi, tôi nên làm gì để mẹ chồng đừng giữ lương của chồng tôi nữa đây?
Chào bạn,
Trong chuyện này, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu và xem xét cách chi tiêu của mẹ chồng cũng như số tiền cần phải chi trả sinh hoạt phí, ăn uống trong vòng một tháng của gia đình. Bạn hãy ghi lại thật chi tiết từng khoản thu, chi để làm minh chứng khi đối thoại với chồng.
Sau vài tháng, bạn có thể nhìn nhận được mẹ chồng muốn giữ tiền lương của chồng bạn xuất phát từ mục đích gì, tốt hay không tốt? Số tiền lương hàng tháng vợ chồng bạn chi tiêu trong gia đình có đủ không? Khi này, bạn hãy suy nghĩ cách giải quyết vấn đề.
Nếu cảm thấy tình hình không ổn và cần phải quy tiền về một mối, người đầu tiên bạn cần trao đổi chính là chồng mình. Bởi anh ấy có vai trò là cầu nối, tác động tới mẹ chồng bạn. Khi nói, bạn cần khéo léo, tránh dùng những từ ngữ quá nóng giận hoặc thiếu căn cứ. Bạn cũng có thể đưa những gì bạn đã ghi chép chi tiêu trong những tháng trước để tác động đến chồng. Ngoài ra, sau này, khi bạn có thai, có con thì chi tiêu sẽ phát sinh lên rất nhiều, vì thế cần phải lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai. Khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chồng bạn ắt sẽ thay đổi cách ứng xử thôi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng bố mẹ chồng, thắt chặt tình cảm giữa hai bên. Đây là điều rất cần thiết vì bạn sẽ có thêm một chỗ dựa tinh thần trong cuộc sống hôn nhân. Hơn nữa, khi mối quan hệ tốt đẹp, bạn có thể tìm cơ hội tâm sự cùng mẹ chồng và nói lên những suy nghĩ của mình về việc tiền lương của chồng không nên chia đôi và bạn nên giữ chúng để tiêu dùng và tiết kiệm. Bạn có thể gợi ý việc biếu bố mẹ chồng một khoản cố định để ông bà không cảm thấy hụt hẫng và để thể hiện được tình cảm hiếu thuận của bản thân.
Chúc bạn an yên. Thân gửi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện