Đời sống

Chuối thối hỏng đừng vội vứt đi, làm theo cách này chuối càng thối càng có giá

Quả chuối có chứa nhiều vitamin C, mùi thơm ngon, vị dẻo. Tuy nhiên, vì chuối chín nhanh, dễ bị hỏng. Thay vì phải bỏ phí, bạn có thể tận dụng chuối thối hỏng vào những việc này.

Cha mẹ cầm tinh con giáp này nuôi con khéo, dạy con khôn, tuổi già được nhờ / 3 loại trái cây mẹ bầu tránh ăn buổi tối kẻo gây hại cho thai nhi

Ủ chuối lên men để tưới hoa

Khi chuối đã có những đốm đen và thối rữa thì bạn không nên vứt bỏ mà hãy tách vỏ chuối và thịt chuối. Bạn đem thịt chuối tán nhuyễn trong hộp hoặc cho vào xay. Sau đó bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hộp lại rồi để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần để lên men.

Sau khi chuối lên men, bạn lọc bã bằng rây (rổ lọc), đổ vào bình tưới. Sau đó cho một ít nước vào để pha loãng. Bây giờ bạn có thể dùng trực tiếp để tưới hoa.

Ảnh minh họa.

Tận dụng vỏ chuối làm sáng đồ da

Đối với túi da, giày da sau một thời gian sử dụng chúng thường mất đi vẻ bóng bẩy. Nếu muốn khôi phục độ sáng bóng cho những chiếc túi, đôi giày này bạn có thể dùng vỏ chuối để lau.

Sau khi lau, giày và túi sẽ trở nên sáng bóng đặc biệt, vỏ chuối tương đối mềm nên không cần lo lắng sẽ làm hỏng túi da, giày da.

Dùng vỏ chuối giảm ngứa

Với những người có làn da nhạy cảm, vết muỗi đốt rất dễ phồng lên. Nếu bị phồng ở tay hay những vị trí khác, bạn có thể đắp vỏ chuối lên, vừa có tác dụng giảm ngứa, vừa ngăn vi khuẩn phát triển.

 

Dùng chuối và giấm ăn làm phân bón cho cây

Giấm sẽ làm quá trình phân hủy của chuối diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra mùi chuối lên men và mùi giấm sẽ có tác dụng xua đuổi côn trùng hiệu quả.

– Bạn chuẩn bị 2 quả chuối hoặc 3 vỏ chuối tươi, rửa sạch và cắt nhỏ quả chuối hoặc vỏ chuối, 500ml giấm, 1 lọ thủy tinh có nắp kín.

– Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị vào lọ thủy tinh và đóng chặt nắp lọ để tạo môi trường cho hệ vi sinh vật phát triển. Bạn lưu ý cứ 2-3 ngày bạn nên mở nắp 1 lần cho thoát hơi để tránh tình trạng bí hơi, nén khi bên trong lọ gây nổ hoặc bể lọ.

– Sau khoảng 15 ngày có thể tưới dung dịch này cho cây và có thể đổ thêm giấm và vỏ chuối vào để ủ tiếp.

 

Khi bón dung dịch này bạn nên pha loãng với nước theo tỉ lệ 1 dung dịch giấm và 3 phần nước.

Quả chuối ngâm nước mía/đường mía làm phân bón cây

Với cách làm này thì kali, phốt pho và các khoáng chất trong vỏ chuối hoạt động tốt hơn cũng như tạo ra nhiều chất dinh dưỡng nhờ enzyme hữu cơ có trong đường mía.

Bạn chuẩn bị 2kg chuối hoặc vỏ chuối chín, 650g đường mía hoặc 1 lít nước mía, để quá trình phân hủy nhanh hơn bạn có thể cho thêm chế phẩm EM hoặc nấm đối kháng trichoderma nếu muốn và 1 lọ thủy tinh.

– Bạn đập nhỏ đường mía sau đó pha với 6,5 lít nước hoặc pha 1 lít nước mía với 6 lít nước.

 

– Cắt nhỏ chuối hoặc vỏ chuối sau đó xay nhuyễn, có thể đổ ít dung dịch đường mía ở bước 1 vào để xay cho dễ.

– Trộn dung dịch chuối xay với nước đường mía, có thể cho thêm 2-3 muỗng cơm EM và trichoderma nếu muốn.

– Đổ dung dịch vừa hoàn thành vào lọ thủy tinh ủ ít nhất 1 tháng nếu có EM hoặc trichoderma, nếu không có nên ủ ít nhất 3 tháng. Để lọ ủ phân này ở nơi ánh sáng yếu hoặc trùm bọc nilon đen lên lọ, cứ 3 ngày thì mở nắp lọ ra một lần để xì bớt hơi tránh bó hơi và nổ bình.

Khi bón phân bạn pha loãng theo tỉ lệ 1 phần dịch chuối, 4 phần nước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm