Đời sống

Chuyên gia khuyến cáo 7 món ăn tuyệt đối không nên hâm nóng lại, kẻo tạo thành chất độc gây hại cho sức khỏe

Hầu hết mọi người thường có thói quen giữ lại thức ăn chưa ăn hết, để đến ngày hôm sau hâm nóng lại ăn tiếp, tránh lãng phí. Vậy nhưng, với nhiều loại thực phẩm nếu hâm lại sẽ gây ra nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đi ngoài kéo dài, thậm chí dễ bị nhiễm độc.

Những người tuyệt đối không nên ăn thịt gà / Bị lẹo mắt không nên ăn gì?

1. Cơm nguội

Rất nhiều người có thói quen cơm ăn không hết sẽ cho vào tủ lạnh, khi nào muốn ăn lại lấy ra và hâm nóng lại. Thế nhưng, theo các chuyên gia, tốt nhất bạn đừng nên ăn cơmnguội để quá một ngày, vì sau thời gian đó vi khuẩn rất dễ có thể xâm nhập và gây nhiễm độc tố cho cơ thể. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo rằng,cơm nguội sau khi được hâm nóng rất dễ gây gây nhiễm độc vì bảo quản cơm chưa đúng cách. Không những vậy,cơm để ở nhiệt độ thường trong thời gian càng lâu thì lượng vi khuẩn và độc tố càng nhiều.

Cụ thể, khi bảo quản ở nhiệt độ thường, các vi khuẩn và độc tố sẽ được sản sinh theo cấp số nhân có thể khiến người ăn bị đi ngoài kéo dài sau 1 – 5 giờ kể từ thời điểm ăn. Trong trường hợp, nếu như muốn cơm nguội thì chỉ nên để trong tủ lạnh 24h. Hơn nữa cơm chỉ được hâm lại 1 lần duy nhất và không được lấy cơm nguội làm nóng nhiều lần vì có thể sinh độc tố. Mà tốt nhất chỉ nên ăn cơm khi vừa nấu xong để đảm bảo an toàn.

tai-sao-phai-bao-quan-com-dung-cach-cach-bao-quan-com-nguoi-avt-1200x676
Ảnh minh họa.

2. Khoai tây

Trong khoai tây có chứa rất nhiều vitamin C, B6, Kali..., tốt cho sức khỏe. Nhưng những chất dinh dưỡng này lại có đặc tính sẽ bị mất đi khi được đem đi hâm nóng lại. Thậm chí nó còn có thể sản sinh ra vi khuẩn gây hại, khiến cho người ăn có thể bị nhiễm độc gây mắc ói, đau bụng. Vì thế, khoai tây dù chế biến theo cách nào, bất kể là khoai tây luộc, rán, xào, nướng, hầm… thì đều không nên nấu lại.

photo

3. Nấm

Trong nấm có chứa rất nhiều các vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn có khả năng chống khối u. Thế nhưng hàm lượng protein trong thực phẩm này lại rất dễ bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật khác, nếu hâm nóng lại để ăn sẽ gây ra tình trạng khó chịu cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu nấm được bảo quản trong tủ lạnh dưới 24 giờ, sau đó đem hâm nóng lại ở nhiệt độ trên 70 độ để ăn thì sẽ không bị ảnh hưởng.

photo (1)

4. Cải bó xôi

 

Cải bó xôi là một trong những laoij thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng nếu đem hâm nóng lại cũng sẽ không hề tốt chút nào. Nguyên nhân là do, trong quá trình đun nóng lần thứ 2, hoạt động của các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrosamine, đây chính là chất gây UT.

cong-thuc-thuoc-bo-don-gian-voi-cai-bo-xoi-201912081938058980

5. Hải sản

Hàm lượng đạm trong các loại hải sản rất cao, nếu đun lại lần 2 sẽ phá hủy cấu trúc của đạm và sinh ra một lượng lớn thành phần độc tố. Nếu như ăn lâu ngày sẽ khiến các thành phần này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

131267335_213548630437137_8669065743994907144_o_7f6bab4ad6bf440bb813194952b0d2d7_master

6. Thịt gà

Khi đem đi hâm nóng, miếng thịt gà khó có thể đạt được độ nóng đồng đều, một số chỗ đã nóng, thậm chí cháy nhưng một số khu vực vẫn ở trạng thái nguội. Nếu trong quá trình đun nóng không đều sẽ dẫn đến phân hủy hàm lượng protein không đều, từ đó gây tình trạng kích thích ruột và dạ dày khi ăn vào, nguy cơ bị đau bụng, đi ngoài kéo dài. Chính vì vậy, nếu như muốnhâm nóng lại thịt gà, bạn cần đun nóng đều và kỹ thịt gà để không xảy ra tình trạng chỗ nóng, chỗ nguội trên miếng thịt.

 

bi-quyet-lam-ga-hap-xi-dau-thom-ngon-dam-vi-cho-ca-gia-dinh-202201190910442729

7. Trứng

Trứng sau khi nấu chín, nếu để trong tủ lạnh sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dù có đem hâm nóng lại cũng không thể loại bỏ hết các vi khuẩn này. Hơn nữa, trứng đem hâm nóng ở nhiệt độ cao sau khi đã chiên hoặc luôc sẽ khiến hàm lượng protein trong thực phẩm này không còn, thậm chí bị biến thành độc tố ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt là trứng ốp lát hoặc lòng đào phần lòng đỏ chưa chín, chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây hại cho cơ thể.

Tong-hop-15-cach-lam-trung-chien-ngon-don-gian-hap-dan-de-lam-cho-bua-com-1-1200x676

Tóm lại, chúng ta có thể thấy không phải đồ ăn nào cũng có thể đem hâm nóng lại, vì vậy chỉ nên nấu lượng vừa phải và ăn hết trong bữa, tránh để lại sang bữa sau không tốt cho sức khỏe, nguy cơ nhiễm độc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm