Có 3 kiểu nhân viên nếu nghỉ việc thì sếp là người sẽ lo nhất: Đừng bao giờ đánh giá thấp độ quan trọng của bất kì ai
Bị hàng xóm xì xào không có cháu trai, mẹ chồng em cười: Trai tù tội như nhà bà, tôi xin khiếu / Đau khổ sau 8 vạn kiếp làm kẻ xấu, người đàn ông định tự tử, nhưng được Đức Phật tặng một điều bất ngờ
01
Có một điều rất đáng buồn là, khi sếp ý thức được tính nghiêm trọng của việc nhân viên rời đi thì thường có nghĩa là người đó đã rời đi rồi. Bất kể là công ty lớn hay nhỏ cũng vậy. Hãy để tôi kể cho bạn một câu chuyện, một câu chuyện mà bản thân tôi đã trải qua, và sau đó chúng ta sẽ xem xét lý do tại sao các vị sếp lại sợ kiểu nhân viên này nghỉ việc.
Cách đây khoảng 2 năm, tôi vào làm việc tại một công ty. Công ty nói lớn thì không lớn mà nói nhỏ thì cũng chẳng nhỏ, mỗi nhân viên đều có nhiệm vụ của riêng mình và nhiệm vụ của tôi là giao dịch với khách hàng, hay nói cách khác chính là nhân viên sale.
Ở thời điểm ấy, nếu công ty có 20 hợp đồng mỗi tháng thì ít nhất 19 trong số đó được ký kết hoặc đàm phán thông qua việc giao dịch của tôi với khách hàng. Nhưng sếp lớn nhất của công ty không biết tất cả những điều này và mọi thứ đều nằm trong bóng tối. Tại sao ư? Bởi leader trực tiếp của tôi đã giấu hết. Ở đây tôi phải giải thích thêm một chút là 20 nhân viên nghe thì ít nhưng ai cũng có chức danh to hết. Trong 20 người thì 1 sếp lớn, 5 leader, mỗi leader phụ trách quản lý 2-3 người. Và leader của tôi sẽ trực tiếp quản lý tôi.
Mỗi lần tôi giao dịch với khách hàng, leader đều tỏ ra vô cùng hài lòng. Anh ta sẽ vỗ vai tôi: "Tốt lắm, tốt lắm, cứ tiếp tục cố gắng đi, sắp tới anh sẽ thăng chức, tăng lương cho chú".
Lúc đó tôi cũng vừa mới đi làm không lâu. Thành thật mà nói, "ma mới" nào vào công ty mà được nghe quản lý hay sếp lớn hứa hẹn như vậy thì đều vui và phấn khởi lắm, tôi không phải ngoại lệ. Nhờ cái vỗ vai và lời hứa ấy, tôi có động lực làm việc hơn hẳn. Thậm chí có tháng điên rồ nhất, mình tôi đã mang về 30 hợp đồng cho công ty, trong khi trước đó tối đa tôi chỉ giao dịch thành công được 20 dự án là cùng.
Vậy làm thế nào tôi có thể đạt được con số 30 dự án ấy? Tôi đã thức dậy lúc 5 giờ sáng và bắt đầu lên kế hoạch cho lịch trình trong ngày của mình. Sau khi đến điểm danh ở công ty lúc 8 giờ, tôi bắt đầu ra đường, đi gặp khách hàng và đàm bán. Có những lần tôi phải đi tiếp khách và uống rượu 3 bữa/ ngày, thậm chí 4-5 bữa.
Đương nhiên, nghiệp vụ của bọn tôi không phải cứ ăn uống là xong. Mỗi bữa ăn uống như thế có nghĩa là tôi phải không ngừng giao tiếp, giới thiệu, trình bày về dự án công ty, rồi từ đó là thuyết phục khách hàng. Có những ngày tôi ăn cơm lúc 9 giờ, lúc 3 giờ, cũng có ngày 12 giờ đêm vẫn còn đang ăn. Sau 1 tháng như vậy, cả cơ thể và xương cốt tôi đều mỏi nhừ, nhưng may mắn thay, thành tích tháng đó của tôi cực kì nổi bật. Trước đấy, hiệu suất hàng tháng của bộ phận chúng tôi chỉ là gần 300 triệu nhưng riêng tháng đó, lợi nhuận ròng chúng tôi thu về đã đạt 1,5 tỷ.
02
Nói không ngoa nhưng con số lãi ròng 1 tỷ ấy đủ để công ty chúng tôi sinh tồn thêm nửa năm nữa. Lúc đó tôi đã tự nghĩ thế này chắc kiểu gì sếp cũng có thưởng dành cho tôi. Kể cả sếp thưởng riêng tôi 30 triệu cũng là bình thường bởi nếu tính theo mức hoa hồng bình thường, tôi tính ra sẽ được 10% lợi nhuận chứ. Nhưng ngang trái thay, tôi không được đồng nào, trong khi đó leader của tôi lại được thưởng 60 triệu tiền thưởng và trợ cấp.
Thời điểm nghe được tin đó, tôi chỉ có một cảm xúc duy nhất trong đầu, đó là shock. Thật khó hiểu, vì sao tôi là người trực tiếp giao dịch, đàm phán với khách hàng mà người được sếp thưởng lại là leader của tôi mà không phải tôi? Nhất là bình thường, trong cảm nhận của tôi, tuy sếp tôi khá "keo" nhưng không bủn xỉn đến mức cực đoan như thế. Nói cách khác, bình thường sếp lớn của tôi làm việc rất đáng tin cậy, vậy tại sao trong chuyện này sếp tôi lại vô lý như thế?
Ôm trong bụng sự ấm ức, tôi trực tiếp đặt câu hỏi cho sếp và sự việc diễn ra sau đó còn khiến tôi giật mình hơn. Câu hỏi của tôi vừa thốt, sếp đã đuổi tôi ra với vẻ mặt xem chừng rất thất vọng: "Ở công ty này cậu làm được gì? Cả ngày để leader phải lo hết cho, vậy mà cậu ở đây nói chuyện thành tích à? Nếu tháng này cậu tiếp tục không làm được gì, tôi sẽ sa thải cậu".
Nhìn mặt sếp càng ngày càng tức giận, tôi chợt hiểu hình như mình bị leader lừa rồi. Nhưng sao leader lại lừa tôi? Leader dường như đã quy kết tất cả những đóng góp của tôi thành đóng góp của riêng anh ta. Nói cách khác, trong suy nghĩ của sếp, tôi không khác gì kẻ ăn không ngồi rồi. Suốt thời gian qua và cả những ngày tháng khi tôi mới vào làm, việc tôi làm hàng ngày chỉ là ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn, và điều đó chẳng đem lại lợi ích gì cho công ty cả.
Lúc đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều, thậm chí còn nghĩ đến việc đến gặp sếp lớn để giải thích sự việc này lần nữa. Nhưng 2 lần đến gặp, thứ tôi nhận về chỉ là vẻ mặt đầy khó chịu từ sếp. Nghĩ kỹ thì cũng dễ hiểu, suy cho cùng sếp cũng đã gán cho tôi cái mác ăn không ngồi rồi ở công ty rồi thì làm sao chịu ngồi đó nghe tôi giải thích.
Sau 2 lần giao tiếp bất thành với chính sếp của mình, tôi nghỉ việc. Ngày tôi đi, tôi cũng ôm theo mọi nguồn lực khách hàng mà tôi đã có trong thời gian làm việc.
03
Sau khi nghe tin tôi nghỉ việc, người hoảng sợ nhất không phải là sếp lớn mà chính là leader trực tiếp của tôi. Anh ta khóc lóc thiếu điều quỳ rạp xuống đất, sau đó nói với tôi: "Chú sao thế? Sao đột nhiên lại nghỉ việc? Chú tiếp tục phấn đấu thêm chút ít nữa thôi, phía sếp anh sẽ nói tốt cho".
Nhìn bộ dạng đáng thương của leader, tôi dứt khoát từ chối. Bởi lúc này tôi đã nhìn ra bộ mặt thật của anh ta, biết anh ta chính là cướp trắng công của tôi. Lần nào leader cũng hứa sẽ giúp tôi thăng chức, tăng lương nhưng lần nào anh ta cũng lén nhét tiền vào túi riêng và bặt vô âm tín.
Ngày thứ 2 sau khi tôi rời đi, tôi nhận được cuộc gọi từ sếp lớn. Chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, sếp đã gọi cho tôi 10 cuộc và phải đến cuộc thứ 11, tôi mới quyết định nhấc máy. Thực ra không phải tôi làm bộ mà lúc đó tôi đang ngủ, làm việc vất vả quá lâu, nay nghỉ việc tôi mới có thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần và chuẩn bị tìm việc làm mới.
Sếp cũng suýt khóc và nói với tôi, "Hay cậu về làm lại cho công ty đi, tôi sẽ thăng chức tăng lương cho cậu. Tiền hoa hồng sau này cậu cũng sẽ nhận trực tiếp 30%. Cậu nghĩ sao?".
Nghe xong tôi từ chối ngay lập tức và nói: "Sếp là người tốt, ít nhất là đối xử với em rất tốt nhưng trong công ty có người xấu nên em không đi không được".
Những ngày sau đó, sếp vẫn liên tục gọi điện. Đến cuối cùng, tôi đành phải nhấc máy nói thẳng: "Thứ nhất, em đã nghỉ việc rồi. Thứ hai, không phải chính anh là người nói em không đóng góp được gì cho công ty à? Nếu em đã không đóng góp được gì vậy em đi hay ở cũng đâu có quan trọng. Thứ ba, nếu anh còn tiếp tục gọi điện, em sẽ chặn số điện thoại và cắt đứt liên lạc hoàn toàn. Bản thân em không muốn đi đến bước thế này. Bữa tiệc nào cũng có lúc tàn thôi anh".
Mặc dù tôi không biết rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra với leader cũ của tôi nhưng nghe những người đồng nghiệp cũ nói thì mọi chuyện có vẻ kết thúc cũng không tốt đẹp lắm. Sếp tôi đã sa thải anh ta ngay sau đó.
04
Bạn nhìn thấy vấn đề rồi chứ? Trên thực tế, thường sếp không phải người trực tiếp sa thải nhân tài và cũng không trực tiếp xem nhẹ nhân tài, bởi vì sếp là người hiểu hơn ai hết nhân viên kiểu gì có thể tạo ra lợi nhuận cho mình cũng như doanh nghiệp. Đối với những nhân sự này, chỉ cần sếp biết trọng dụng và đề bạt, chỉ cần sếp không cổ hủ, không mê muội thì mọi chuyện sẽ luôn tốt đẹp.
Nhưng vấn đề là nhiều nhân viên và nhiều vị sếp không thực sự nhận ra vai trò của mình. Chẳng hạn như tôi, trong việc sếp không nhìn ra năng lực của tôi có một phần trách nhiệm của tôi. Tôi là nhân viên trẻ, tôi chưa hiểu chuyện, tôi không biết gây ấn tượng với sếp. Nhưng ở một góc độ khác, vì có người cướp công của tôi nên cầu nối giao tiếp giữa tôi và sếp đã bị đứt đoạn.
Vậy thì chúng ta hãy tiếp tục xem sếp sợ kiểu nhân viên nào nghỉ việc nhất nhé. Thông qua câu chuyện tôi vừa kể, thực ra chắc mọi người đều đã có câu trả lời của riêng mình rồi.
Kiểu 1: Những người nói ít nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn
Ví dụ như tôi, nếu trước khi tôi rời đi, tôi nói chuyện với các đồng nghiệp cùng bộ phận, tôi tin rằng mọi người cũng sẽ rời đi cùng tôi. Ngay cả khi họ không đi cùng tôi, đó cũng là một tổn thất rất lớn cho công ty rồi.
Những người ít nói mà làm nhiều ở công ty trông có vẻ mờ nhạt nhưng thực tế họ có ảnh hưởng rất lớn ở công ty. Tới một thời điểm nào đó khi họ lên tiếng, tiếng nói của họ sẽ rất có sức nặng.
Kiểu 2: Công ty lớn sợ nhân viên có nhiều mối quan hệ nghỉ việc; công ty nhỏ sợ nhân viên có năng lực tốt nghỉ việc
Đối với những doanh nghiệp cao cấp quy mô lớn, có 30.000 đến 50.000 nhân viên, năng lực cá nhân của bạn không có quá nhiều giá trị đối với doanh nghiệp. Lý do rất đơn giản, chỉ cần bạn dám rời công ty hôm nay, công ty có thể tìm ra một nhân viên khác phù hợp từ 30.000 đến 50.000 nhân viên còn lại để tiếp tục làm việc ngay ngày hôm sau.
Nhưng ở trong công ty như vậy, nếu bạn có nhiều mối quan hệ, hoặc bạn phụ trách mảng giao dịch, đàm phán với khách hàng, bạn có thể mang lại vô số lợi nhuận vô hình cho công ty, bạn sẽ là cây con được công ty chú trọng ươm mầm.
Tương tự như vậy, những doanh nghiệp và công ty nhỏ lại coi trọng năng lực cá nhân hơn. Chẳng hạn cả công ty chỉ có 10 người, nếu bạn bỏ đi và 9 người còn lại không làm việc, mọi chuyện sẽ ra sao? Sẽ gay go to chứ sao!
Kiểu 3: Người có thể nắm được bí mật lớn của công ty
Kiểu này không cần nói nhiều thêm nữa, làm gì có công ty nào dám nói rằng công ty mình không có bất kì bí mật kinh doanh nào?
Bất kì bí mật nào cũng thể hiện khả năng cạnh tranh cốt lõi, bất kể là cạnh tranh trên thị trường hay cạnh tranh về công nghệ, chỉ có bí quyết đó mới giúp công ty có được chỗ đứng trên thị trường ở một mức độ nhất định. Và một khi những bí mật cốt lõi này bị những người khác trong cùng ngành tiếp thu hoặc bị người khác sao chép và bắt chước trực tiếp, thì khả năng cạnh tranh trên thị trường của bạn sẽ tăng lên một cách vô hình.
Ảnh minh họa: Tổng hợp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết