Có 4 dấu hiệu này khi ngủ chứng tỏ đường huyết cao bất thường: Tuân thủ 3 quy tắc để đường huyết ổn định
5 dấu hiệu nhận biết mẹ chồng khó tính, con dâu biết mà chiều / Thịt lợn có 4 dấu hiệu này dù rẻ mấy cũng đừng mua, ăn vào sinh bệnh hại thân
4 dấu hiệu khi ngủ chứng tỏ đường huyết cao bất thường
Tê chân tay
Đây là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân là bởi hệ thần kinh của cơ thể rất nhạy cảm với lượng đường trong máu. Khi đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu, đặc biệt là các chi dưới. Việc này khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tê, khô, chuột rút và thậm chí là hoại tử.
Ngứa da
Ban đêm đi ngủ mà bị ngứa da có thể liên quan đến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, không thể chuyển hóa kịp thời gây kích ứng da.
Hầu hết những người mắc phải căn bệnh này đều có tình trạng da bị mất nước mãn tính lâu ngày, mồ hôi ra ít, da dễ bị khô và dễ gây ngứa da.
Nếu bạn bị ngứa da vào ban đêm và tình trạng ngày càng nghiêm trọng thì bạn nên tới bệnh viện kiểm tra lượng đường trong máu càng sớm càng tốt.
Mất ngủ kéo dài
Theo một số nghiên cứu, những người ngủ không quá sáu giờ mỗi đêm có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao gấp đôi. Nếu bạn bị mất ngủ trong 3 ngày liên tục thì tác dụng hạ đường huyết sẽ bị chậm lại 25%.
Nguyên nhân là bởi thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin và kiểm soát glucose. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống trao đổi chất của toàn bộ cơ thể con người.
Đi tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm là tình trạng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là do tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể do bệnh tiểu đường gây ra.
Nguyên nhân là lượng đường trong máu quá cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của máu. Người bệnh cảm thấy khát nước, bứt rứt và đi tiểu nhiều hơn.
Theo nghiên cứu những người có lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, dễ bị tỉnh giấc trong khi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần thì nên cảnh giác với khả năng đường huyết tăng cao và nên đi kiểm tra lượng đường huyết kịp thời.
3 quy tắc cần tuân thủ để đường huyết ổn định
Tránh xa đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn có chứa ethanol. Chúng làm giảm khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Khi gan bình thường và đủ glycogen, uống rượu vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Khi chức năng gan không tốt, gan không có glycogen, rượu sẽ cản trở quá trình sản xuất đường, dễ bị hạ đường huyết. Do đó, để kiểm soát đường trong máu thì việc kiêng khem cũng là một biện pháp cần thiết.
Ăn một số loại ngũ cốc
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu. Việc cân bằng thực đơn các bữa ăn một cách hợp lý vì vậy rất quan trọng. Nó giúp tránh lượng đường và chất béo trong máu cao.
Muốn kiểm soát lượng đường trong máu, bạn hãy bổ sung ngũ cốc thô và tăng cường ăn nhiều chất xơ. Thức ăn hàng ngày có hàm lượng chất xơ tương đối cao chủ yếu là cần tây, yến mạch, ngô,…
Kiểm soát muối
Đây là một trong những loại gia vị gần như không thể thiếu trong các món ăn. Nhưng bạn cần kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu muối thì sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận và tăng khả năng mắc bệnh thận do đái tháo đường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người