Đời sống

Có 5 cái 'Phúc' lớn nhất của đời người, nếu có được đời bạn không còn gì sướng hơn!

Nếu bạn muốn đời đời hưởng Phúc cần biết phải nắm bắt “số phận” của mình.

Sắp già mới… biết thương / Thị phi ở miệng người, cuộc đời mới là của mình

Theo quan niệm xưa, "Ngũ phúc" bao gồm

“Ngũ phúc” bao gồm năm loại phúc là: “Trường thọ”, “Phú quý”, “An khang”, “Hảo đức” (đạo đức tốt) và “Thiện chung” (cái chết an lành) .

“Trường thọ” là không chết yểu, chết trẻ, sống thọ lâu dài.

“Phú quý” là tiền tài dư dật, giàu có hơn nữa còn có địa vị tôn quý, cao sang.

“An khang” là thân thể khỏe mạnh và tâm linh an bình, yên vui.

“Hảo đức” là phẩm hạnh, đạo đức tốt đẹp.

“Thiện chung” là có thể dự đoán được ngày chết của mình. Những năm tháng cuối đời, không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau, trong nội tâm không lo lắng hay phiền não, an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian. Đó là một cái chết an lành, nhẹ nhàng.

Mỗi người chúng ta đều mong muốn sống thọ, đều hy vọng có vinh hoa phú quý, tối thiểu là được “ăn no mặc ấm”, trong tay không thiếu thốn, túng quẫn. Đồng thời chúng ta cũng mong muốn có một thân thể khỏe mạnh, thể xác và tinh thần cả đời được an khang, sau trăm tuổi có thể nhẹ nhàng rời đi, khi chết rồi cũng không bị đày xuống nơi địa ngục. Những điều này cũng chính là điều mà con người cả đời khổ sở theo đuổi.

Nhưng ngoài những theo đuổi về vật chất này, con người còn phải có “hảo đức”. Nói cách khác, ở phương diện tinh thần còn phải bồi dưỡng phẩm hạnh đạo đức và hành vi tốt đẹp. Trong sâu thẳm tâm hồn không có sầu lo uẩn khúc thì mới sống được an lành, mỹ mãn.

Trong “ngũ phúc” thì “hảo đức” là loại phúc quan trọng nhất. Bởi vì “đức” là ngọn nguồn của cuộc đời hạnh phúc. “Hảo đức” là gốc rễ của hạnh phúc và vui sướng, khoái hoạt. Từ “Hảo đức” mà có thể bồi dưỡng ra bốn phúc còn lại. Một người nếu không có “Hảo đức” thì sẽ không có bốn phúc còn lại, hay cho dù có một chút thì cũng sẽ không thể được lâu dài.

Ảnh minh họa.

Cổ nhân dạy rằng “Đức” gồm có tám phương diện, bao gồm: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Tám chữ này được gọi chung là “bát đức”, hay còn gọi là “bát đán”, cũng là tiêu chuẩn của con người.

Muốn "ngũ phúc" vào nhà, cần tu dướng 10 điều sau

Thiện dưỡng đức: Mỗi ngày hành thiện, tích thiện thành đức.

Cười dưỡng thọ: Cười một cái, trẻ hơn mười tuổi; cười mỗi năm, trẻ mãi không già.

 

Họa dưỡng phúc: Phúc họa tương y, tránh họa đắc phúc.

Xả dưỡng đắc: Xả không tiếc nuối, có xả tất có được.

Thành dưỡng bạn: Đối xử với mọi người thành tâm thành ý, tình bạn ắt sẽ dài lâu.

Tĩnh dưỡng tâm: Tùy kỳ tự nhiên, thanh tĩnh dưỡng tâm.

Động dưỡng thân: Tập luyện điều độ, thân thể khỏe mạnh.

 

Học dưỡng thức: Học hỏi nhiều sẽ biết kiến thức, đọc sách nhiều giúp hiểu lý lẽ.

Cần dưỡng tài: Người biết cần cù, siêng năng ắt giàu có.

Ái dưỡng gia: Gia đình hòa hợp vạn sự hưng thịnh, gia đình yêu thương nhau vạn sự tất thành.

Người với người ở trên thế gian, là đến từ các giai tầng và hoàn cảnh xuất thân khác nhau, sự rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người không đồng đều, kiến thức cùng học thức là không giống nhau, vì thế đối với cách nhìn nhận cùng một sự vật mà nói thì thuận theo tự nhiên tất cũng sẽ không giống nhau, phương pháp và phương thức xử lý vấn đề cũng là khác nhau. Lượng thứ, tha thứ cho người khác, v.v… là đã đưa mình đặt tại một cao độ nhất định.

Người cùng người trên thế gian là có mâu thuẫn, có ma sát, và những va chạm, đấy là lẽ bình thường và lẽ đương nhiên. Đối với sự hiểu lầm của người khác, bạn không cần ngần ngại, không cần câu nệ cách thức tặng ngay cho một nụ cười, cho họ một cơ hội để thời gian chứng minh.

 

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm