Có nên dùng nước ép tỏi trị nghẹt mũi cho trẻ?
Căn hộ 45 m2 vẫn đủ tiện nghi dành cho người trẻ / 5 mẹo chăm sóc và làm trẻ hóa làn da giúp bạn xinh như gái Hàn
Cơ chế gây chứng nghẹt mũi
Mẹ cần thận trọng khi trẻ bị nghẹt mũi. Nguồn ảnh: Internet
Nghẹt mũi là do các niêm mạc trong đường mũi hoặc xoang bị kích thích, tăng tiết chất nhờn để đào thải những chất lạ gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây bệnh. Nguyên nhân thường gây nghẹt mũi bao gồm: cảm cúm, cảm lạnh và dị ứng.
Cảm cúm và cảm lạnh làm phù nề lớp niêm mạc trong đường mũi, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh là nguyên nhân gây kích ứng. Dịch mũi được tiết ra nhiều hơn để làm sạch những tác nhân gây bệnh này cùng với kháng thể chết do chống lại tác nhân gây bệnh.
Nghẹt mũi cũng là dấu hiệu thường gặp của dị ứng, khi hệ hô hấp tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, niêm mạc mũi và xoang bị kích ứng, tăng tiết chất nhờn đào thải chất gây dị ứng. Kết quả khi dịch mũi tiết quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi, cản trở hô hấp.
Nghẹt mũi có thể tự hết hoặc kéo dài, tái phát nhiều lần tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Triệu chứng này tuy thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh, hãy áp dụng những cách điều trị dưới đây để loại bỏ nhanh chứng nghẹt mũi.
Cẩn trọng khi trị nghẹt mũi cho trẻ
PGS Nguyễn Thị Hoài An – chuyên khoa tai mũi họng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt. Nguồn ảnh: BVAV
Trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi là một phương pháp chữa bệnh dân gian phổ biến được nhiều mẹ truyền tai nhau để áp dụng cho con tại nhà.
Tuy nhiên, PGS Nguyễn Thị Hoài An – chuyên khoa tai mũi họng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết, bà gặp rất nhiều trẻ bị bỏng mũi chỉ vì mẹ nhỏ tinh dầu tỏi vào mũi.
Ví dụ như trường hợp mới đây nhất đó là bé Nguyễn A.V – 13 tháng tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội mẹ đưa vào khám trong tình trạng mũi phù nề, cuống mũi cũng sưng đỏ. Bé khóc, quấy.Theo mẹ của bé vì con bị ngạt mũi nhất là đêm ngủ bé khịt khịt mũi phải thở bằng mồm, khô họng bé lại ho.
Mẹ của bé lên mạng xã hội vào một nhóm chia sẻ cách nuôi con và được nhiều mẹ nói lấy tinh dầu tỏi nhỏ vào mũi con. Cách đơn giản là lấy tỏi bóc sạch rồi đem tỏi băm nhuyễn cho vào khăn xô của trẻ, ép lấy vài gọt tinh dầu rồi nhỏ vào mũi của trẻ để trị viêm mũi, ngạt mũi.
Sau khi nhỏ nước ép tỏi vào mũi của con, bé khóc, quấy nhưng mẹ của bé vẫn tin sẽ hết ngạt mũi. Sáng hôm sau ngủ dậy thấy mũi con đỏ, sưng phù nề, bé quấy khóc mẹ vội đưa vào khám bác sĩ.
Trường hợp của bé con chị Đỗ Thanh Hà – Hà Nội cũng tương tự. Thấy con nghẹt mũi mẹ của bé lên mạng học cách xay tỏi nát rồi trộn vào lọ nước muối sinh lý nhỏ vào mũi con. Sau đó 30 – 40 phút sẽ lấy dụng cụ hút mũi ra để hút dịch mũi.
Tuy nhiên, sau khi nhỏ dung dịch trên vào mũi, bé quấy khóc. Chị Hà vẫn cố nhỏ tiếp và 30 phút sau chị Hà lấy dụng cụ hút mũi cho con thì phát hiện mũi bé đỏ, niêm mạc mũi sưng, hai vách mũi cũng phù nề như bịt kín lỗ mũi bé.
Chị Hà lo lắng mang con tới bác sĩ. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán, niêm mạc mũi của bé bị kích ứng mạnh vì sức nóng, cay từ tỏi.
PGS An cho biết tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Trong dân gian, người ta cũng thường giã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi, hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra qui trình điều trị một cách có khoa học và liều lượng cụ thể mà chỉ đưa ra theo kiểu truyền miệng cho nhau và tự làm.
Trong khi đó, người lớn có thể chịu được còn với trẻ nhỏ, PGS An cho biết trẻ niêm mạc mũi rất mỏng.
Nước ép từ tỏi lại nóng, cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Do đó, nhỏ nước tỏi ép không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, có thể làm bỏng niêm mạc mũi.
Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể gây hoại tử da. Hơn nữa, khi bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi.
Thời tiết lạnh khiến bệnh viêm mũi họng rất phổ biến. Nhiều người bệnh mong muốn nhanh khỏi đã tìm tới đủ các cách điều trị như các loại thực phẩm chức năng hoặc chữa kiểu truyền miệng. Nhiều thực phẩm chức năng quảng cáo là điều trị hiệu quả và dễ dàng mua.
Việc hiểu lầm thực phẩm chức năng có hiệu quả điều trị như thuốc và sử dụng thay thế thuốc đang thực sự gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, các bài thuốc chữa bệnh viêm mũi trong dân gian như nhỏ tinh dầu tỏi nhỏ mũi, hoặc xông mũi bằng thuốc nam để chữa bệnh đặc biệt với trẻ nhỏ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
PGS An khuyên, để điều trị viêm mũi tốt nhất ngay khi bệnh khởi phát, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng và đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tư vấn liệu trình điều trị thích hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này
Chắt bóp từng đồng gửi về quê, vậy mà khi tôi cần tiền, mẹ chồng lại phũ phàng từ chối: Câu nói khiến tôi rơi vào tuyệt vọng
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"