Đời sống

Cổ nhân dạy: Con người sở dĩ không vui vẻ, là do trong tâm vẫn giữ mãi 1 điều

Cổ nhân thường nói: Con người phiền não không phải nắm giữ được quá ít mà là do tính toán quá nhiều.

Cổ nhân dạy: Người cảnh giới thấp thì hùng hổ, người cảnh giới cao lại nhu hòa / Cổ nhân dạy: Cuộc đời là một trường tu dưỡng, chỉ 4 chữ có thể định phúc họa

Con người sở dĩ không vui vẻ là bởi vì họ toan tính quá nhiều

Cổ nhân thường nói: Con người phiền não không phải nắm giữ được quá ít mà là do tính toán quá nhiều. Nhìn người khác sống hạnh phúc, viên mãn, phần nào ta sẽ cảm thấy mình bị mất mát và áp lực. Từ đó nảy sinh ham muốn, sân si, phiền não không thôi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thứ ta nhìn thấy chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn bên trong chỉ mỗi người tự biết. Dục vọng và ham muốn của con người thì nhiều vô cùng, như biển thâm sâu, nhiều không kể hết. Ai cũng truy cầu cuộc sống viên mãn, mọi thứ đủ đầy. Nếu đạt được rồi sẽ cảm thấy vui vẻ, bằng không thất bại sẽ thấy thống khổ cả đời.

Trên thế gian này, không có thứ gì thập toàn thập mỹ. Người thành công, thường phải trải qua muôn vàn gian khó. Người hạnh phúc, là do phúc đức tu được mà thành. Muốn viên mãn đừng sợ hãi thất bại. Phải nếm được vị đắng mới cảm nhận được vị ngọt an yên.

Con người sống ở đời nên giữ lòng khoáng đạt

Lòng dạ khoáng đạt, dùng thiên lương đối đãi, biết bỏ qua chuyện nhỏ, bỏ qua mọi oán thủ, cuộc đời sẽ tồn tại trăm ngàn niềm vui, an yên vui sống.

 

Người xưa sống được trường thọ vì họ có “tam bất thức”, chính là không biết 3 điều:không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác, không quan tâm bệnh tật.

Sống trên đời, gặp phải những chuyện khó khăn hay không vừa ý là thường tình, đừng vì vậy mà “nộ khí xung thiên”. Tức giận là tồn tại khách quan, giữ mãi trong lòng chỉ càng sinh bệnh.

Buông bỏ sân si, thả trôi hận thù mới có thể tìm thấy tự do thật sự.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm