Đời sống

Có những người luôn có thói quen đợi "nước tới chân mới nhảy", không phải vì họ cố tình mà do những lý do sau đây

Do nhịp sống ngày càng nhanh, áp lực nặng nề, quỹ thời gian eo hẹp và có quá nhiều việc phải hoàn thành, nhiều người hay đợi nước tới chân mới nhảy, tới thời hạn mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thái độ tích cực quyết định chất lượng cuộc sống: Duy trì 3 thói quen đơn giản, mỗi ngày mới đều là một ngày hạnh phúc! / 8 thói quen cần tránh để không “mất tiền oan” khi đi mua sắm

Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng đôi lần đợi "nước tới chân mới nhảy". Sự thật là tâm lý trì hoãn, đợi đến giây phút cuối cùng mới bắt tay vào làm rất phổ biến. Tâm lý ưa trì hoãn, đợi "nước tới chân mới nhảy" chẳng liên quan gì đến tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể đợi sát deadline, đến phút chót mới hoàn thành nhiệm vụ.

Theo quan điểm từ tâm lý học, hành vi trì hoãn những gì đã lên kế hoạch có thể gây hại chosức khỏe tinh thần. Khi một sự trì hoãn gây nên kết quả xấu có thể tác động tiêu cực đến suy nghĩ, khiến chúng ta tự trách bản thân, mang cảm giác tội lỗi và thường xuyên phủ nhận những mặt tích cực của mình.

Những lý do khiến chúng ta hay đợi nước tới chân mới nhảy là gì?

1. Ý chí kém và không tập trung

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Những người hay trì hoãn thường có ý chí kém, hay thu mình lại lúc gặp khó khăn và rồi họ sẽ đau khổ khi đến thời điểm bắt buộc phải đối mặt với nó. Ngoài ra, vì mức độ tập trung kém, dễ lơ là và quên đi công việc cần hoàn thành nên mới dẫn đến việc trì hoãn.

2. Không có động lực, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

Một người không có động lực sẽ không thể nào hoàn thành công việc trước hay đúng thời hạn được giao. Tuy nhiên, theo định luật Jerkes Dodson – thuyết nổi tiếng về mức độ động lực trong tâm lý học – động lực có cường độ trung bình sẽ có lợi nhất cho việc hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, nếu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến tiến độ.

Hầu hết những người hay trì hoãn đều có mực động lực không ổn định nên dẫn đến hiện tượng này.

 

3. Có xu hướng trốn tránh đưa ra quyết định

Có những người luôn trốn tránh đưa ra quyết định, dù đó là việc cá nhân. Ví dụ dễ thấy nhất là trong những chuyến đi chơi tập thể, việc đưa ra ý kiến thống nhất của cả nhóm luôn là chuyện khó khăn khi ai cũng ngại đưa ra quyết định của mình.

Với nhịp sống ngày càng nhanh, nhiệm vụ học tập và làm việc cứ dồn dập, ai trong chúng ta cũng cần phải đưa ra rất nhiều quyết định mỗi ngày. Vì thế, những người có xu hướng này sẽ cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định nào đó liên quan đến công việc được giao, từ đó càng khiến mọi thứ bị trì hoãn.

Có những người luôn đợi nước tới chân mới nhảy, không phải vì họ cố tình mà do những lý do sau đây - Ảnh 2.

4. Thiếu sự tự tin

 

Sự tự tin của một người ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Việc không có niềm tin vào bản thân sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người này trì hoãn bắt tay vào làm việc được giao.

Làm sao để giảm bớt sự trì hoãn?

- Quản lý thời gian tốt: Đặt mục tiêu cụ thể, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, xác định mức độ quan trọng của công việc và thực hiện theo thứ tự từ quan trọng đến ít quan trọng.

- Thiết lập thưởng – phạt hợp lý: Cần có phần thưởng cho bản thân khi hoàn thành công việc sớm hay đúng hạn và cũng phải có hình phạt khi đợi nước tới chân mới nhảy khiến bạn bị trễ deadline. Đối với các kế hoạch dài hạn, người hay trì hoãn phải đặt ra các mục tiêu theo từng giai đoạn. Điều này tạo áp lực về thời gian nhất định, buộc bản thân phải hoàn thành trong thời hạn ngắn.

- Tăng động lực làm việc của mỗi người: Người hay trì hoãn cần phải tăng động lực làm việc của mình, từ đó sẽ có ý chí để phấn đấu hơn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm