Coi thường chồng làm “nội tướng”, suýt đánh rơi hạnh phúc trong tiếc nuối
Những người đàn ông cố tình nói chuyện với bạn về những chủ đề này hầu hết đều muốn theo đuổi bạn, đừng ngu ngơ không hiểu / Tất cũ đừng vứt đi, tận dụng bỏ vào bồn cầu, lợi ích bất ngờ, không biết quá phí
Chị là bác sỹ, công tác trong một bệnh viện đa khoa, thu nhập khá nhưng vô cùng bận rộn. Đặc thù công việc phải trực ca kíp thường xuyên nên chị không thể dành thời gian đảm đương công việc tề gia nội trợ trong gia đình. Trong khi đó, chồng chị làm trong một xưởng in nhỏ, công việc chỉ mang tính thời vụ nên có nhiều thời gian rảnh rang hơn vợ.
Cảm thông với những khó khăn của chị, anh đã xung phong chia sẻ gánh nặng “nữ công gia chánh” để vợ yên tâm công tác. Ban đầu, chị cũng khá ngại ngần khi bàn giao vai trò “nội tướng” cho chồng, nhưng anh đã tếu táo an ủi chị: “Không phải lo lắng quá như thế. “Sư phụ” cứ hướng dẫn từ từ, “đệ tử” sẽ ghi lòng tạc dạ và thực hiện đúng những gì “sư phụ” dạy bảo. Đàn ông con trai, vài ba việc cỏn con này không làm được thì sao hoàn thành “đại sự” được”.
Ngay khi bắt tay vào nhận nhiệm vụ mới, anh đã tỏ ra thích nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, tài nghệ nấu nướng của anh cũng chẳng thể một sớm một chiều mà trở nên thành thạo. Cả nhà thường xuyên được thưởng thức những sản phẩm cháy, sống, khét, mặn, nhạt… là “chuyện thường ngày ở huyện”. Sau một thời gian được chị hướng dẫn, anh đã cho ra “sản phẩm” chất lượng hơn. Không những học hỏi kinh nghiệm từ vợ, anh cũng chịu khó tham khảo đủ các công thức nấu ăn trong sách, trên Internet. Dần dần, chị đã ngạc nhiên về độ ngon của những món ăn anh nấu.
Những người hàng xóm xung quanh thấy anh suốt ngày chợ búa, cơm nước, chăm sóc cậu con trai nhỏ thì cũng bắt đầu xì xào sau lưng: “Bất tài vô dụng mới phải làm thằng nội trợ như thế”. “Sao anh chịu khó thế? Chị nhà sướng thật đấy! Giá như đàn ông trên đời này ai cũng được một phần như anh!”.
Cũng may anh là một người bản lĩnh. Ai nói gì, anh chỉ cười hiền đáp: “Ôi, có gì đâu! Vợ cháu bận nên cháu giúp một tay. Bây giờ xã hội bình đẳng, ai cũng phải làm mà”.
Có người chồng chăm chỉ, tận tâm và thương yêu vợ con chẳng khác gì cầm được viên ngọc quý trên tay, vậy mà chị nào biết trân trọng, gìn giữ. Ở viện, chị nảy sinh tình cảm đặc biệt với một nam bác sỹ mới chuyển công tác về. Ban đầu chị chỉ mến mộ, thán phục tay nghề và kiến thức chuyên môn sâu rộng của người này, nhưng dần dần tình cảm lớn lên trở thành sâu đậm lúc nào không hay. Mỗi ngày không được gặp gỡ, hỏi han, nói chuyện với anh ta thì chị bứt rứt không yên, cảm giác như thiếu vắng điều gì đó rất thân thuộc. Nhiều lần chị cố tình tạo cớ để được gần gũi, cùng xử lý công việc chung để có nhiều thời gian ở bên cạnh người chị đang “say nắng”.
Năm nay, chị cố ý xin điều chỉnh lịch phân công trực cấp cứu cùng với vị bác sĩ kia vào đêm 30 Tết. Nhưng đến phút cuối, chị mới ngỡ ngàng phát hiện ra anh ta đã đổi lịch trực với một đồng nghiệp khác. Đến lúc này, lòng chị ngập tràn nỗi cay đắng tủi hổ. Nam bác sỹ kia thật sự đâu quan tâm đến chị nhiều hơn tình đồng nghiệp xã giao. Vậy mà chị lại mơ tưởng hão huyền, gạt bỏ hết tất cả những gì thân thuộc, quý giá của mình. Chị chợt nhớ đến sự buồn bã của anh và ánh mắt ngây thơ của cậu con trai nhỏ khi biết chị không thể ở nhà đêm Giao thừa. Càng nghĩ, chị lại càng không thể kìm nén những giọt nước mắt trong nỗi ân hận muộn màng.
Đang nép mình ở một góc tối nghĩ ngợi, chị chợt nghe tiếng đồng nghiệp gọi: “Yến ơi, chồng và con đến chơi này”. Chị thảng thốt giật mình vội lau khô dòng nước mắt chạy ra. Trước mặt chị, anh một tay bế cậu con trai, một tay xách túi đồ. “Hai bố con định đi xem pháo hoa ở Bờ Hồ nhưng bé Bi đòi gặp mẹ nên anh cho con vào thăm em một lát cho nó đỡ nhớ rồi mới đi”, anh ngượng nghịu giải thích. Chuyền tay bé Bi sang cho chị, anh lấy trong túi đồ ra cặp bánh chưng và gói mứt đưa cho một đồng nghiệp của chị. “Anh đến lại còn đem theo quà cho bọn em thế này, chu đáo thế. Mà sắp đến giờ bắn pháo hoa rồi, anh không phải đưa bé Bi đi ra Bờ Hồ đâu, lên sân thượng bệnh viện mà xem, rõ lắm!”, một bác sĩ nói. “Đúng rồi, ưu tiên cho chị Yến lên gác xem pháo hoa với chồng con. Việc ở dưới này để bọn tôi trông chừng giúp cho, không sao đâu”, một bác sĩ khác nói.
Tiếng bệnh nhân và một số bác sĩ trực ở các khoa khác ý ới gọi nhau lên sân thượng xem pháo hoa. Những bước chân và giọng cười nói rổn rảng khiến không khí chộn rộn hẳn lên. Anh nhìn chị dò ý, ánh mắt dường như rất tha thiết. Chị có đôi chút lúng túng nhưng khi thấy mọi người thúc giục, chị khẽ nói: “Mọi người trực giúp em nhé, xem xong em xuống ngay”.
Anh chị vừa lên đến nơi, những vồng pháo hoa đầu tiên đã bay lên. Cậu con trai nhỏ ngồi trên tay bố, thích thú reo lên: “Bố mẹ ơi, pháo hoa đẹp quá, đẹp quá”. Chị nhìn gương mặt hớn hở của con mỉm cười. Đang xem pháo hoa, chị chợt cảm nhận anh vòng tay ôm lấy vai chị. “Em đứng lại gần anh cho ấm, trên này gió lạnh lắm”, anh nói. Chị xích lại gần anh, khẽ nghiêng đầu vào vai anh, cảm giác thật êm đềm, ấm áp. “Cảm ơn anh, chồng của em. Anh lúc nào cũng dang tay che chở cho mẹ con em, vậy mà em…Hãy tha lỗi cho em nhé”, tiếng chị thì thầm lẫn trong tiếng pháo đì đùng. Mưa mù lây phây nhưng những ánh pháo hoa vẫn xuyên qua màn đêm tăm tối, thắp sáng cả một khung trời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi chợ thấy 2 bộ phận này của con lợn là phải mua ngay: Bổ dưỡng hơn vạn lần nhân sâm, tổ yến, không phải ai cũng biết!
Cổ nhân dạy: 'Gia đình có 3 thứ này càng 'to', con cháu nghèo khó, không ngóc được đầu lên', những thứ đó là gì?
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Sau khi sử dụng máy giặt nên mở hay đóng nắp? Không phải mê tín đâu, nhiều người đã làm sai
3 nét đặc biệt trên bàn tay tiết lộ số phận giàu có trọn đời, nếu bạn có 1 trong số đó thật đáng chúc mừng
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt