Con gái báo về quê ăn Tết sớm, bố mẹ cãi nhau ầm nhà: "Đang mùa kiếm tiền đừng về cản trở"
Tại sao ngày càng nhiều bậc cha mẹ che mặt con cái của mình trên mạng xã hội? / Đăng ảnh vợ cùng dòng caption độc nhất vô nhị, ông cụ bất ngờ khiến vợ nổi tiếng khắp mạng xã hội
Tết đến, xuân về là dịp những người con đi làm ăn xa hào hứng, mong chờ được về quê đoàn tụ bên gia đình. Trong tiềm thức của bao người con đất Việt, Tết là được ở cạnh những người thân yêu nhất, cùng trang hoàng nhà cửa, gói bánh chưng, hân hoan giây phút đón giao thừa, trao nhau những câu chúc đầu năm.
Thế nhưng năm nay, việc về quê đón Tết trở nên khó khăn hơn với nhiều người khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Có địa phương đã gửi thư ngỏ, vận động người dân xa quê không về ăn Tết.
Công việc không quá bó buộc về thời gian, H. (26 tuổi, quê Thanh Hóa, nhân viên văn phòng ở Hà Nội) được công ty cho phép làm việc online nên quyết định về ăn Tết sớm. Gọi điện về thông báo cho gia đình, bố H. ban đầu đồng ý, hỏi han ngày con về. Thế nhưng vừa nghe chồng kể chuyện, mẹ H. đang lơ mơ ngủ trưa liền bật dậy, gọi điện cho con, nói đừng về.
Dự định về quê ăn Tết của H. khiến bố mẹ lục đục.
"Nhà mình buôn bán thịt lợn và các loại thực phẩm thiết yếu cho ngày Tết. Thế nên mùa Tết chính là mùa bố mẹ mình kiếm được nhất trong năm, hàng hóa cũng đã nhập về nhiều lắm rồi. Mẹ không muốn con về vì không may có liên quan đến dịch bệnh thì sẽ cản trở việc buôn bán của gia đình trong dịp Tết này. Mà kể cả không phải là "F" thì mẹ mình cũng sợ nhà có con gái ở Hà Nội về, dân làng sẽ ngại mà không dám đến mua hàng", H. kể.
"Tết năm nay không về thì sang năm về.Vui vẻ thì về chứ không vui về làm gì"– mẹ nhắn H. rất dứt khoát.
Trái quan điểm nên bố mẹ H. đã cãi vã về chuyện con gái về hay không về. Nhưng cuối cùng, "nóc nhà" quá quyền lực nên bố H. đành chịu thua, ngậm ngùi động viên con gái: "Thôi ra Tết rồi về con ạ. Giờ về người ta bắt khai báo y tế, cách ly tại nhà, mẹ lại buôn bán ở chợ... Chính quyền người ta cũng vận động rồi".
Nhiều người dân lăn tăn về chuyện về quê ăn Tết. (Ảnh minh họa)
H. bộc bạch, cô là con một, đi xa luôn hướng về quê hương, gia đình, lúc nào cũng mong được về thăm bố mẹ. Những năm trước, cứ một tháng H. về quê một lần. Nhưng năm vừa rồi, tính đến nay cô đã đi liền 9 tháng chưa về.
Chưa có bạn trai, ở Hà Nội cũng không nhiều bạn bè, loanh quanh trong phòng trọ H. cũng buồn nên muốn về nhà nghỉ ngơi, phụ giúp bố mẹ, chuẩn bị đón Tết. Bản thân đã tiêm 2 mũi vắc xin nên H. yên tâm hơn rất nhiều.
"Nghe mẹ nói thì mình tủi thân, nhưng thấy cũng có lý. Mình nghĩ bố mẹ nào cũng mong con về, mọi năm bố mẹ mình cũng vậy. Nhưng có lẽ dịch bệnh đang quá khó lường, quê mình F0 tăng cao mỗi ngày, do đó nỗi lo của mẹ cũng là đúng.
Hiện tại mình vẫn đang suy nghĩ và cũng thuyếtphục thêm xem ý mẹ thế nào trước khi đưa ra quyết định. Tết năm nay một mình ở Hà Nội thì chắc lẽ buồn lắm đây!", cô gái thở dài.
Trước đó, chính quyền TP.Thanh Hóa kêu gọi người dân tích cực vận động và thông báo cho con em, người thân trong gia đình đang sinh sống, học tập, công tác xa quê biết được tình hình phức tạp của dịch bệnh và "tạm thời không trở về quê nếu không thực sự cần thiết, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022". Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết đây chỉ là thư ngỏ để khuyến cáo, vận động chứ không cấm người dân về ăn Tết.
Ngày 30/12, UBND xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn ký ban hành công văn về việc yêu cầu người lao động đi làm việc ở xa về quê đón Tết phải chủ động về trước ngày 10/1/2022 (tức mùng 8 tháng Chạp, trước Tết Nguyên đán 22 ngày). Nhưng sau đó, UBND xã Chiềng Yên đã ra thông báo hủy bỏ quy định này do có nhầm lẫn trong khâu kiểm định văn bản.
Hôm 12/1, UBND tỉnh Ninh Bình cũng ban hành văn bản chỉ đạo đối với những trường hợp có nhu cầu đến/về Ninh Bình, yêu cầu phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú và làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh nếu âm tính mới được trở về gia đình. Chi phí xét nghiệm hiện đang được tỉnh hỗ trợ miễn phí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người