Con rể dọa 'cẩn thận không con tống về ngoại', bố vợ đáp lại bằng nụ cười tươi nhưng hành động tiếp theo của ông mới thực sự 'hiểm'
Dọn dẹp đồ đạc, tôi sụp đổ khi tìm thấy bức ảnh cũ trong tủ quần áo, hé lộ bí mật của chồng mới cưới / Muốn gia đình ấm no, vợ chồng hạnh phúc thì hãy nghe Phật thực hiện ngay 3 điều này
Không hài lòng về vợ là lại dọa đuổi rồi gọi nhà ngoại chỉ trích không biết dạy con. Cách cư xử thiếu "sự trưởng thành" này không ít đàn ông mắc phải. Anh chồng trong câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ điển hình.
Câu chuyện như sau: "Chồng em lúc nào cũng phân biệt nội ngoại. Bố mẹ chồng mà cho gì thì anh nhắc đi nhắc lại như tạc vào đầu vợ. Ngược lại ngoại cho biết bao nhiêu thứ thì anh bơ đi xem như đó là việc đương nhiên, là trách nhiệm của bố mẹ em đối với con gái đi lấy chồng.
Hai đứa em vẫn đang thuê nhà, thương con kinh tế không có, bố mẹ em còn chủ động đóng trước cho cả năm (vì chủ nhà là người quen của bố mẹ em), hai đứa chỉ việc ở, lo làm ăn. Thế mà mỗi lần em nhắc tới là anh ấy gạt ngay bảo: 'Ông bà trả tiền nhà cho con gái, cháu ngoại ông bà ở chứ cho ai'.
Tệ nhất là chồng em có tính xấu, vợ chồng cứ động cãi vã là anh ấy dọa ly hôn, dọa đuổi vợ về ngoại hoặc không thì gọi sang nhà trách móc bố mẹ em chiều con gái nên giờ đi lấy chồng không biết đường ăn ở".
Người vợ này tâm sự rằng, với cô chuyện vợ chồng cãi vã, xích mích là khó tránh trong hôn nhân. Cô coi đó là mặt trái của cuộc sống gia đình, sau tranh luận vợ chồng biết bảo nhau hoàn thiện bản thân thì cũng tốt.
Tuy nhiên chồng cô động giận vợ lại dọa ly hôn hoặc trách móc nhà ngoại khiến cô ức chế vô cùng. Có điều góp ý nhiều lần, anh không chịu bỏ vào tai, vợ chồng còn thêm to tiếng. Mệt hơn là anh lại sang nhà kể tội vợ khiến bố mẹ cô đau đầu nên cô đành nín nhịn cho cửa nhà yên ổn.
"Chồng em còn ham nhậu, bạn bè rủ là chỗ nào cũng tới ngồi. Vợ nhờ trông con thì khó, bạn gọi đi thì dễ. Cũng vì chuyện này mà vợ chồng xích mích không biết bao nhiêu lần.
Tối hôm trước cũng thế, vợ ốm anh mặc kệ, vẫn hẹn bạn nhậu tới 9h tối mới về. Em ức quá nói anh làm chồng mà sống vô trách nhiệm với gia đình, thế là lập tức anh bảo em hỗn láo, định giơ tay tát vợ. Đúng lúc bố em sang thăm con ốm, thấy ông, anh rút tay lại nhưng đỏ mặt nói: 'Đấy, bố vào xem con gái bố đó. Chồng uống rượu thôi mà nói lắm. Cứ đà này đừng trách con tống cổ trả cho bố mẹ dạy dỗ lại con gái đó'.
Bố em nghe vậy cười: 'Tốt quá, anh viết giấy ngay đi để con tôi ký. Tôi cũng đang mong đón con gái cháu ngoại tôi về đây. Để nó sống với người chồng thiếu trách nhiệm như anh chúng tôi mới lo đó'.
Nói xong ông quay sang bảo em: 'Con còn tiếc gì người đàn ông thế này. Làm đơn đưa chồng ký đi rồi vào dọn đồ đạc của nó bỏ ra ngoài cửa cho bố. Bố sang là để báo cho con biết, căn hộ này bố mẹ mua lại cho con rồi. Mai bố sẽ gọi người đến sửa chữa, lăn sơn lại. Ly hôn đổi đời, nhà cũng phải tân trang lại cho mới'.
Chồng em nghe trố mắt nhìn bố vợ nhưng ông không thèm nói thêm với anh ấy 1 câu nào. Sau đó, ông đưa mẹ con em về ngoại bảo ở tạm bên đó tới khi sửa xong nhà. Chồng em từ hôm đó tới nay ngày nào cũng nhắn tin xin lỗi nhận sai với vợ, còn sang cả nhà xin lỗi bố mẹ vợ nhưng bố em vẫn giận lắm".
Trong hôn nhân khó tránh khỏi những khi vợ chồng va chạm nhưng giải quyết mâu thuẫn thế nào, đóng cửa bảo nhau hay lôi phụ huynh vào cuộc chính là sự khác biệt giữa cách cư xử thể hiện sự trưởng thành hay chưa trưởng thành trong tư tưởng của người trong cuộc.
Gia đình là tổ ấm riêng của 2 người, chúng ta phải biết tự chịu trách nhiệm của chính mình. Nội ngoại đôi bên là để vợ chồng chung tay báo hiếu chứ không phải để lôi ra dằn vặt trách móc. Vậy nên không ít người lên tiếng chỉ trích cách hành xử ích kỷ, bảo thủ của người chồng trong câu chuyện trên cũng như tán thành với hành động của bố vợ anh. Họ cho rằng, anh xứng đáng được ông dạy dỗ nghiêm khắc như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo