Đời sống

Con trẻ đánh nhau đừng quát mắng, đây mới là cách xử trí khôn ngoan của người mẹ thông thái

Dù con bạn là nạn nhân hay người gây sự, đánh nhau cũng không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, thay vì quát mắng, mẹ thông thái hãy giải quyết theo cách sau.

Phật dạy: Con người ở đời nên học cách im lặng, để nhận được 3 bài học quý giá sau / Tôi không cố tình dạy con ghét bố

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ đánh nhau?

danh nhauẢnh minh họa

Khi trẻ đánh nhau, cha mẹ đừng vội lá mắng mà hãy hỏi trẻ xem, nguyên nhân tại sao trẻ đánh nhau? Và đừng quên hỏi đứa trẻ còn lại và những người xung quanh chứng kiến để có cái nhìn khách quan nhất. Biết được nguyên nhân, bạn mới có thể giải quyết thông minh. Dù con bạn có lỗi hay không, cũng hãy hỏi han đứa trẻ kia và xin lỗi đàng hoàng. Và nếu con bạn là nạn nhân, ngay sau đó hãy lên tiếng bảo vệ con, giải thích cho đứa trẻ kia hiểu một cách cặn kẽ, đàng hoàng.

Để ý hơn đến cảm xúc của con

danh nhau 2

Trẻ con gì chưa hiểu chuyện, nhưng cũng có những suy nghĩ, cảm xúc riêng của mình. Thậm chí còn nhạy cảm vô cùng. Nên bao giờ, con trẻ cùng phải cần đến sự quan tâm và bảo vệ của cha mẹ. Vậy nên, sau khi trẻ đánh nhau, cha mẹ hãy quan sát xem con có biểu hiện gì không? và hãy cố gắng gần gũi và lắng nghe con nhiều hơn. Đồng thời, hãy khen ngợi những hành vi tích cực ở con. Để con hiểu, đó mới là điều nên làm trong cuộc sống thay vì dùng đến bạo lực.

Dạy con cách giải quyết vấn đề thay vì đánh nhau

Dù con bạn là nạn nhân hay người gây sự, đánh nhau cũng không thể chấp nhận được. Hãy dạy cho con hiểu" "Vì sao con không được đánh nhau?" và "Những cách để giải quyết vấn đề mà không đánh nhau". Nếu trẻ còn quá nhỏ, từ 2 đến 3 tuổi, hãy cứng rắn để trẻ hiểu đó là việc sau trái. Nếu trẻ lớn hơn, mẹ hãy dạy con cách diễn đạt ra bằng lời các cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của mình. Đồng thời, cũng biết cách từ chối và nhường nhịn đúng lúc để không gây ra hậu quả đáng tiếc.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm