Củ gừng không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khoẻ
Cách làm đẹp da hữu hiệu từ gừng tươi / Ăn gà luộc, gà rang mãi cũng chán... hãy đổi vị bằng món gà om ớt gừng cay ngon đậm vị
Gây loãng máu: Gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin. Chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và gây loãng máu. |
Dị ứng: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như tình trạng khó thở, tắc nghẽn đường thở, tình trạng sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay. |
Gây ngứa rát và làm khô da: Sử dụng gừng trong thời gian dài có thể làm da bị khô và ngứa rát. Tình trạng này thường bắt đầu ở mặt sau đó lan rộng dần xuống các vùng da khác trên cơ thể. |
Gây nhạy cảm về thị giác: Ăn nhiều gừng còn được cho là nguyên nhân khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. |
Rối loạn nhịp tim: Việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể làm tim đập nhanh. |
Ảnh hưởng tới quá trình gây mê: Gừng có khả năng phản ứng với các tác nhân gây mê dùng trong phẫu thuật. Điều này dẫn đến những phản ứng có hại như gây chảy máu hoặc khiến vết thương lâu lành. |
Ăn gừng buổi tối hại sức khỏe: Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí. |
Tác hại khi uống quá nhiều trà gừng: Trà gừng là một thức uống thơm ngon được nhiều người yêu thích. Chúng giúp làm dịu bao tử nên có tác dụng hỗ trợ việc điều trị chứng buồn nôn. Tuy nhiên, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ. |
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt |
Người đau dạ dày, đại tràng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét. |
Phụ nữ có thai: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. |
Người mắc bệnh về gan: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng. |
Người mắc bệnh sỏi mật: Gừng có khả năng kích thích cơ thể tiết ra nhiều mật. Do đó, những người mắc các bệnh có liên quan đến túi mật thường được bác sĩ điều trị khuyên không nên dùng gừng dưới mọi hình thức bởi sử dụng quá nhiều gừng có thể làm gia tăng các cơn đau ở túi mật. |
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. |
Người có thân nhiệt cao: Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2