Đời sống

Cứ tưởng bồn cầu là đồ bẩn nhất trong nhà vệ sinh nhưng đây mới đích thị là thứ đáng ngại

Đã từng có 1 cuộc khảo sát được thực hiện bằng cách quét một loạt các bề mặt trong 3 phòng tắm, phòng vệ sinh gia đình để đánh giá sự hiện diện của các vi khuẩn.

Cống nhà vệ sinh tắc do tóc: Cách giải quyết sự cố nhanh - gọn chỉ trong 5 phút / 4 thói quen tưởng vô hại trong nhà vệ sinh làm giảm tuổi thọ

Đâu là vị trí bẩn nhất trong nhà?

Kết quả chả cuộc đánh giá cho thấy, thứ chứa nhiều vi khuẩn nhất chính là tấm rèm bồn tắm chứ không phải là bồn cầu như như nhiều người vẫn nghĩ. Tiếp đến, ở vị trí thứ 2 là sàn nhà tắm, đặc biệt là khu vực gần cống thoát nước, thứ 3 là tay cầm bàn chải đánh răng.

Cũng theo kết quả của bài kiểm tra này, bồn cầu chỉ khiêm tốn xếp ở vị trí thứ 4 trong số những thứ bẩn nhất trong nhà vệ sinh. Sau đó lần lượt là vòi nước ở bồn rửa mặt và tay nắm cửa.

Với kết quả của bài kiểm tra, có thể thấy trên 1 tấm rèm bồn tắm có chứa tới hơn 16,2 triệu CFU vi khuẩn. Còn ở bồn cầu, con số này chỉ bằng khoảng 1/7 lần.

Ba thứ bẩn nhất: Rèm bồn tắm, sàn nhà và tay cầm bàn chải đánh răng

Rèm bồn tắm là một vật dụng chưa thực sự phổ biến trong nhiều gia đình tuy nhiên ở một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng, những phòng có bồn tắm thì tấm rèm này là thứ không thể thiếu.

Chúng được thiết kế và trang bị để ngăn không cho nước trong lúc tắm bắn ra ngoài, làm ướt và bẩn sàn nhà. Đồng thời giúp việc "thư giãn" trong bồn tắm được riêng tư hơn.

thu-ban-nhat-trong-nha-vs
Ảnh minh họa.

Những chiếc rèm này hầu hết sẽ được làm bằng chất liệu chống nước, chống thấm. Khi nước bắn vào, sẽ đọng lại trên rèm trong một thời gian nhất định rồi nhanh chóng tự bay hơi và khô. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng nó không hề bẩn. Thêm vào đó, việc tháo tấm rèm này ra để vệ sinh cũng khá nặng nhọc nên công đoạn này cũng thường bị bỏ qua.

Sau thời gian dài sử dụng, tấm rèm ngày càng tích trữ lượng lớn vi khuẩn và điều đó đã khiến nó trở thành thứ bẩn nhất trong nhà vệ sinh.

Vì vậy, tốt hơn hết nếu không thật sự cần thiết, bạn đừng nên trang bị loại rèm này. Hoặc nếu có nhu cầu, hãy vệ sinh chúng thường xuyên bằng việc tháo rời để giặt sạch và phơi khô, đảm bảo mọi vi khuẩn được loại bỏ.

Tiếp đến là sàn nhà tắm. Không bất ngờ khi đây là thứ bẩn thứ 2 trong nhà tắm của bạn. Cũng trong một cuộc khảo sát của SafeHome, phần đông trong 500 người được hỏi thừa nhận rằng họ sẽ đi tiểu ngay trong lúc tắm. Ngoài ra, họ cũng cạo râu hoặc đánh răng cùng lúc.

Chính vì vậy, sàn nhà tắm không đơn thuần chỉ có những vết chân người, mà còn có rất nhiều thứ khác mang theo vi khuẩn, tiếp xúc và bám chặt trên nó.

 

Việc chỉ vệ sinh sàn nhà tắm với nước sạch là chưa đủ. Hãy dùng các nước tẩy rửa chuyên dụng, các loại bàn chải, chổi cọ để vệ sinh kỹ càng nó ít nhất 1 - 2 ngày/lần. Nếu dưới sàn nhà tắm nhà bạn có những tấm thảm, tốt hơn hết cũng nên giặt chúng luôn.

Tay cầm bàn chải đánh răng hay nói đúng hơn là toàn bộ chiếc bàn chải của bạn sẽ chứa lên tới 12 triệu CFU vi khuẩn nếu không vệ sinh và bảo quản đúng cách.

Bàn chải là vật dụng mà con người sử dụng thường xuyên, trung bình 2 lần/ngày. Ngoài việc tiếp xúc với răng miệng, chúng còn tiếp xúc với tay người hay ngay cả với những chiếc bàn chải khác nữa.

Một số người sau khi sử dụng xong cũng không có thói quen hong khô cho bàn chải ráo nước. Các nước đọng trong bàn chải lâu ngày sẽ sản sinh một lượng vi khuẩn khổng lồ và thu hút thêm vi khuẩn từ ngoài không khí bám vào.

Vì vậy, tốt hơn hết là hãy bảo quản bàn chải đúng cách và thay thế bàn chải khi chúng “hết hạn sử dụng”.

 

Một số cách để bảo quản bàn chải tốt hơn, vệ sinh hơn có thể kể tới như cất bàn chải vào các hộp đựng riêng biệt, tuy nhiên phải đợi sau khi đầu bàn chải khô tương đối; để bàn chải càng xa khu vực bồn cầu càng tốt; không để đầu của các bàn chải khác nhau chạm vào nhau.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn cần thay bàn chải ngay khi thấy đầu bàn chải có dấu hiệu hư hỏng, bị sờn, xơ, mòn quá nhiều hoặc ở thân bàn chải xuất hiện các vết đen nấm mốc. Nếu không, hạn sử dụng của một chiếc bàn chải cũng chỉ nên trong vòng 3 - 4 tháng.

Với vòi nước bồn rửa mặt và tay nắm cửa nhà vệ sinh, bạn cũng nên vệ sinh chúng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Một lời khuyên nữa được đưa ra, đó là khi bạn sử dụng chúng ở nhà vệ sinh công cộng, có thể dùng một tờ giấy ăn để phòng ngừa việc vi khuẩn từ chúng xâm nhập sang cơ thể.

Không chỉ những vật dụng trong nhà vệ sinh mà bất cứ thứ gì xung quanh chúng ta cũng tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định. Điều duy nhất chúng ta có thể làm và khắc phục đó là chăm chỉ vệ sinh, dọn dẹp hàng ngày.

Có như vậy, lượng vi khuẩn mới không bị tích tụ lên một con số khổng lồ. Không gian nhà tắm nói riêng hay toàn bộ không gian nhà ở luôn được vệ sinh đúng cách sẽ giúp cuộc sống được thoải mái và khỏe mạnh hơn.

 

Nhưng một số đồ gia dụng khác cũng cho kết quả đáng lo ngại.

  • Điều khiển tivi : Được sử dụng bởi nhiều người, với nhiều lần, điều khiển tivi đặc biệt dễ bị nhiễm vi khuẩn.
  • Điện thoại di động: Vì lý do tương tự, điện thoại là nguồn chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Việc đặt gần miệng và mũi trong quá trình sử dụng và môi trường cất giữ ấm áp, như trong túi càng làm tăng nguy cơ.
  • Vòi nước phòng tắm và vòi nước trong bếp: Do đó, vòi nước trong phòng tắm thường là khu vực bị ô nhiễm nhiều nhất trong phòng, chứa vi khuẩn E. coli và các loại vi khuẩn phân khác, cùng với mức độ cao của nấm men và nấm mốc, theo tiến sĩ Jones.
  • Đồ chơi trẻ em: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện có rất nhiều vi khuẩn trên đồ chơi trẻ em.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm