Cuối năm lau dọn bàn thờ nên dùng tro hay dùng cát để cho vào bát hương?
Chị dâu cũ đến thăm mẹ con tôi còn đem theo mấy bộ đồ mới, nhưng vừa mở ra, tôi đã sốc đến ngẩn người / Vẻ đẹp của nữ sinh trung học 17 tuổi dễ thương nhất Nhật Bản
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", việc thờ cúng ông bà tổ tiên vốn đã là nét văn hóa đẹp đẽ trong đời sống tinh thần của người Việt ngàn đời qua. Việc thờ cúng ấy, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà nó còn là sự gợi nhắc, tưởng nhớ đến công ơn người đã khuất, duy trì truyền thống "uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp của người Việt.
Chẳng thế mà, một trong những việc quan trọng nhất chuẩn bị đón Tết cổ truyền chính là lau dọn, sắp xếp bàn thờ tổ tiên. Nhưng theo các quan niệm dân gian, bát hương trên bàn thờ không được tùy tiện xê dịch, chỉnh sửa, vì sẽ gây ảnh hưởng, xào xáo đến cuộc sống hiện tại của gia đạo. Và việc thay cát/tro bát hương hay tỉa bớt chân nhang cũng phải tuân theo một vài quy tắc.
Theo quan niệm ở một số vùng nông thôn, người ta thường dùng rơm nếp tươi ở mùa gặt cuối năm rồi đem phơi sạch sẽ, hóa tro và dùng tro này để thay tro cũ cho bát hương vào mỗi dịp Tết đến. Trước khi đốt thành tro thì dùng nước hoặc rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Còn ở thành phố, người ta thường dùng cát sạch, tro sạch mua sẵn ở tiệm đồ thờ cúng để thay.
Nếu dùng cát cắm bát hương thì một thời gian cát đông cứng và khó cắm hương. Do đó lời khuyên của các nhà tâm linh là nên dùng tro nếp hoặc tro rơm là tốt nhất.
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng
Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe

Bí kíp mix đồ cho nàng chân to: Che khuyết điểm khéo léo, tôn dáng tuyệt đối