Cưới phải con trai cưng của mẹ chồng, nàng dâu khốn khổ
10 câu nói truyền cảm hứng, chỉ đường dẫn lối cho mỗi con người vượt qua bể khổ / Làm mẹ hai không dễ
Hà quen biết và kết hôn với Linh qua sự mai mối của gia đình. Chồng Hà khá điển trai, ăn nói có duyên và quan trọng hơn, anh có một công việc ổn định và thu nhập khá tại thành phố. Hai vợ chồng nên duyên, cha mẹ hai bên thống nhất tặng đôi bạn trẻ một căn hộ chung cư ngay trung tâm.
Trong mắt bạn bè đồng nghiệp, Hà đúng là may mắn, tránh được “kiếp nạn” sống chung với mẹ chồng. Thế nhưng có ai hiểu được nỗi khổ của Hà đâu. Tuần lễ đầu tiên sau kỳ trăng mật, Hà thảng thốt nhận ra chồng mình thật “đặc biệt”.
Mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Linh lại như một đứa trẻ lớn xác, càu nhàu rồi ầm ĩ: “Áo sơ-mi của anh ở đâu nhỉ? Ôi em quên không ủi quần tây cho anh à? Sáng nay anh phải họp sớm lúc tám giờ. Đôi giày màu xám/màu xanh của anh đâu rồi?”.
Không chỉ có vậy, Linh về đến nhà là chơi game online, áo quần quăng đầy phòng ngủ, cặp táp vứt lung tung ở phòng khách. Hà nhắc nhở thì bảo “em dọn hộ anh cái, đang dở trận”. Đến lúc nấu cơm tối, Hà nhờ Linh giúp đỡ mới biết chồng mình còn tệ hơn cả đứa em trai nhỏ ở nhà.
Nhìn Linh rửa rau mà Hà muốn khóc, từng nắm rau muống tươi ngon bị vần vò đến giập nát; bảo đưa giúp lọ đường thì Linh đưa lọ muối, “vì thấy chúng có gì khác biệt đâu”. Ôi thôi, ảo tưởng về một buổi nấu cơm lãng mạn vỡ vụn như bong bóng ngày mưa.
Thỉnh thoảng Hà phải đi công tác khoảng hai ba ngày. Đến lúc về, cô choáng váng không biết mình có vào nhầm nhà hay không nữa. Mấy chiếc vỏ cơm hộp vứt chỏng chơ trên bàn máy tính, rồi bát đĩa bốc mùi trong bồn rửa chén. Áo quần bẩn, sạch nằm lẫn lộn trong phòng ngủ; cà vạt, tất nằm vắt vẻo mỗi nơi một chiếc. Phòng tắm thì đầy tóc, bọt xà phòng vón cục ở cống thoát. Hà lại phải nén bực dọc để dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa.
Ảnh minh họa |
Ba tháng trôi qua, Hà ngao ngán tâm sự với chúng bạn: “Tớ chả biết tớ bây giờ là làm vợ hay làm mẹ của chồng tớ nữa. Anh ấy đến cả việc gấp áo quần cũng chẳng làm được. Tớ nhờ bỏ máy giặt đống đồ bẩn, lại bỏ luôn mấy chiếc áo sơ-mi trắng lẫn chung đồ màu. Về sớm cũng không biết đường cắm cơm giúp vợ. Ở trong nhà mà cứ như khách trọ, hỏi cái gì cũng không biết. Một tí tẹo là hét toáng lên “vợ ơi, vợ ơi”. Tớ như đang chăm một thằng nhóc chưa lớn ấy, vừa luộm thuộm vừa vụng về. Tớ không hiểu nổi cha mẹ anh ấy làm sao mà chịu đựng nổi đứa con trai như thế”.
Thực tế, chồng Hà không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều thanh niên sống chung với cha mẹ, đến lúc lấy vợ vẫn không thể trưởng thành nổi. Nguyên nhân do đâu? Ở nhà với mẹ, mười đầu ngón tay không nhúng nước. Cơm có mẹ bưng, nước có mẹ rót, áo quần bẩn có mẹ dọn. Các bà mẹ vạn năng chưa từng nghĩ đến việc một ngày con trai mình sẽ lấy vợ, gánh trách nhiệm làm chồng, san sẻ với người bạn đời của mình để xây dựng tổ ấm.
Quan niệm con trai vụng về, không làm được việc nhà khiến những bà mẹ hoàn toàn bỏ lơ việc dạy dỗ con trai những kỹ năng cơ bản. Các mẹ luôn nghĩ, con trai ở nhà thì có mình chăm sóc, lấy vợ thì có vợ chu toàn mà quên rằng, hôn nhân là sự bình đẳng, là sự chung tay giữa hai cá thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đàn ông sợ quả hồng, đàn bà sợ quả lê, lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu', nghĩa là gì?
Tổ tiên dạy: 'Muốn sống yên ổn, cả đời đừng đặt chân đến nhà 3 người này', đó là ai?
Đừng bao giờ nhét ống thoát nước của máy giặt vào ống thoát sàn, thật thông minh khi làm theo những gì thợ bảo!
Đặt một nắm muối ăn trong phòng tắm có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, xem xong bài viết này hãy thử ngay
Em chồng bị mẹ ruột đuổi ra khỏi nhà: "Bà hoàng" hết thời và bài học đắt giá
Mẹ chồng ép dâu trưởng phục vụ dâu út sát ngày sinh, chỉ một chiêu của chồng khiến bà phải “chào thua”