Đặc sản Hội An nổi danh khắp cả nước nhờ hương vị thơm ngon
Bánh su sê (bánh phu thê) là loại bánh đặc sản phổ biến ở Hội An, Quảng Nam. Bánh là món ăn vặt đường phố yêu thích của nhiều người. Ngoài ra, nó còn được dùng trong các đám cưới, hỏi, lễ Tết.
Những 'đặc sản' không nên ăn nhiều ngày Tết / Nộm gà tía tô - Món ăn đặc sản của người Dao Tiền
Bánh su sê thường hay xuất hiện trong các đám cưới, hỏi với ý nghĩa nhắn nhủ các đôi vợ chồng sống chung thủy bên nhau. Đây là thứ đặc sản mà đến Hội An các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trên nhiều con phố, một món ăn chơi dân dã nhưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ mỗi dịp lễ Tết của người Quảng Nam.
Bánh phu thê có nguồn gốc từ Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, nhưng ở Việt Nam, nơi sản xuất bánh phu thê nhiều nhất và nổi tiếng nhất là Hội An. Mỗi nơi có cách làm bánh khác nhau nhưng tựu chung bánh phu thê được đánh giá là ngon và có nhiều ý nghĩa, cao sang, luôn có mặt một cách trịnh trọng trong các tráp lễ hỏi, lễ cưới của hàng triệu gia đình Việt Nam.
Làm bánh su sê không khó nhưng lại mất nhiều công đoạn và thời gian. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh được ngâm trong nước cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Khi đậu xanh nguội thì đem tán nhuyễn, cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi đặc quánh lại không dính tay là được. Để thêm vị thơm ngon, người ta còn cho thêm vào một chút nước hoa bưởi. Dừa thì được nạo thành sợi, trụng qua nước sôi với chút muối để sợi dừa giòn dai.
Bánh phu thê được dùng trong đám hỏi, cưới. Ảnh minh họa.
Công đoạn quan trọng nhất là nấu bột làm vỏ bánh. Bột được hòa với nước theo một tỉ lệ, cho đường vào khuấy tan. Tiếp đến cho dừa đã trụng sơ qua vào rồi để lên bếp nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại dạng nửa sống nửa chín có thể chảy thành dòng chứ không đặc là được.
Điểm đặc biệt của những chiếc bánh su sê Hội An chính là những chiếc khuôn vuông nhỏ xinh làm từ lá dừa tươi, không giống với bánh hình tròn dẹt gói bằng giấy kính ở trong Nam hay ngoài Bắc nên nhìn rất đẹp mắt. Đầu tiên, người ta đổ một lớp mỏng bột đã nấu với dừa vào khuôn rồi cho nhân đậu xanh vào và đổ tiếp một lớp bột nữa lên trên rồi đem đi hấp chín.
Hấp bánh là một trong những công đoạn quan trọng nhất bởi nếu để bột bị sống cũng không được quá chín sẽ mất vị dai giòn. Hấp bánh đến khi thấy bột trong vắt, nổi lên màu vàng óng của phần nhân ở giữa là được. Bánh sau khi hấp chín thì lấy ra để nguội, rồi lấy nắp khuôn đậy lên trên.
Khi ăn bánh su sê, ta sẽ thấy ngay vị ngọt dai dai của bột, sần sật của dừa, đậu xanh ngọt và thơm mùi nước hoa bưởi và lá dừa. Chính vì thế, loại bánh này không chỉ hút khách ở các dịp cưới xin mà cả những ngày thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Cột tin quảng cáo