Đắk Nông: Ước mơ của những đứa trẻ trải bao nằm ngủ, trọ học xa nhà
Ung thư gan: Thực trạng đáng báo động / Ăn loại củ này, giảm 79% nguy cơ ung thư ruột
Căn nhà tạm bợ, nhiều chỗ mái tôn đã rách toác nằm ẩn mình sau nơi tập kết vật liệu xây dựng của người dân tại thôn 2, xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông). Giữa trưa, cả 7 đứa trẻ mới tụ tập đông đủ trước cửa nhà để hóng gió, bởi giữa cái nắng của mùa khô Tây Nguyên, không khí trong nhà ngột ngạt, khiến chúng “không thể thở nổi”.
Sùng A Di (học sinh lớp 6B, Trường THCS Quảng Phú) cho biết, đây là năm đầu tiên em ra trọ học. Chị gái Di tên là Sùng Thị Pàng, ra trọ học từ năm ngoái, nhưng thuê trọ cạnh trường, mỗi tháng mất 150.000 đồng. Năm nay vì không có tiền cho cả hai chị em ở trọ nên bố mẹ mượn cho một căn phòng tại dãy nhà này để ở. Trước đây, căn nhà được dùng làm nhà kho, sau đó bỏ hoang một thời gian dài nên nhiều chỗ đã xuống cấp, hư hỏng.
Căn phòng trống huếch, những bức tường loang lổ màu đất, nhọ nồi... là nơi nấu nướng, ngủ nghỉ và học hành của hai chị em Di. Cả căn phòng ấy chỉ có duy nhất một chiếc chiếu cũ và 1/3 tấm đệm đã đèm nhèm, Di dành cho chị gái, còn mình ngủ trực tiếp dưới nền đất mà không có chiếu.
“Cả ba phòng này đều không có giường nên chúng em phải nằm đất. Mấy hôm nay do trời nóng nằm đất còn mát chứ cuối năm hoặc sắp tới mùa mưa là lạnh lắm, em phải trải vỏ bao để nằm. Chúng em cũng muốn được ngủ trên giường cho đỡ lạnh, nhưng ở nhà còn chưa có giường thì ở đây bố mẹ làm sao mua được cho ạ”, Di vừa nói, vừa đưa tay chỉ chỗ cậu bé nằm ngủ mỗi đêm.
Cạnh căn phòng của chị em Di là căn phòng rộng chưa đến 10m2 của ba anh em Tráng A Hải (học sinh lớp 6). Căn phòng bé tí hon, kín như bưng, nóng như thiêu như đốt vì được lợp bằng mấy tấm tôn mỏng.
Trong lúc chờ anh chị về, Hải tranh thủ nấu cơm cho kịp bữa trưa. Dụi đôi mắt cay xè vì mồ hôi, Hải cho biết: “Đầu tuần, bố mẹ mang gạo ra và mua cho mấy lạng cá khô, cho mỗi đứa 25.000 đồng. Ba anh em mỗi đứa mấy con cá khô là đủ một bữa, phải ăn như vậy mới đủ thức ăn cả tuần, nếu không là phải ăn muối ớt. Hôm nay hết cá, em hái tạm lá bí để kho mặn, làm thức ăn ”
Đây cũng là năm đầu tiên Hải rời xa bố mẹ, ra ở cùng anh trai. Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, nhớ bố mẹ nên cậu học trò này khóc cả đêm, khiến mấy đứa trẻ trong dãy trọ không ai ngủ được. Gần một năm sống tự lập, cậu bé đã biết tự đi xe đến trường, biết nấu cơm và giặt giũ quần áo cho anh chị.
Nam sinh lớp 6 tâm sự: “Nhà em tận sình cọ (thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú) nên đầu tuần ra đây trọ, cuối tuần mới về nhà. Lúc đầu tới đây chúng em cũng sợ lắm vì xung quanh không có người, toàn cây cối. Vì không có điện đường nên cứ đến tối là đóng kín cửa. Nhưng ở lâu rồi nên bây giờ không sợ nữa, thích xem ti vi thì mấy anh chị em rủ nhau đi bộ, ra nhà dân xin xem nhờ”.
Cũng giống hai chị em Di, cả ba anh em Hải cũng nằm ngủ dưới nền đất mà không có chiếu, có giường. Cậu bé thật thà: “Ở nhà toàn nằm trên thân lồ ô đập dập, nên nằm đất này bớt đau lưng hơn. Hôm trước được người ta cho một cái đệm nên ba anh em phải chia nhau ra nằm, mỗi đứa được ngủ một tối, đến cuối năm trời lạnh mới ngủ chung với nhau. Chúng em cũng thích được nằm ngủ trên giường lắm nhưng không có tiền mua”.
Theo tìm hiểu, dãy trọ được một người dân cho bọn trẻ mượn ở không, chỉ phải trả tiền điện. Ở đây cũng không có giếng nước, nên 7 đứa trẻ phải thay nhau luân phiên đi xin nước về dùng mỗi ngày. Cả dãy trọ có 3 chiếc xe đạp, nên 7 đứa trẻ đều là anh em họ chia nhau sử dụng. Buổi sáng mấy đứa em đi, buổi chiều thì các chị. Hôm nào một xe hỏng thì chúng rủ nhau đi bộ đến trường.
“Xe này là bố mẹ mua, ngày trước thì mỗi đứa có một xe, nhưng xe hỏng rồi, bây giờ tất cả dùng chung để đi học. Chúng em ở đây 2 tuần hoặc một tháng mới về nhà một lần. Nếu cuối tuần nếu hết gạo thì về nhà lấy, còn không thì bố mẹ đi xe máy mang ra”, Sùng Thị Dơ (học sinh lớp 8) cho hay.
Ông Đặng Như Ý, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Phú cho biết, hiện tại trường có 58 em từ hai thôn Phú Hòa, Phú Vinh ra đây học. Em ở xa trường nhất là hơn 20km; còn gần nhất là 12 km. Một số em có hộ khẩu tại địa phương thì được hỗ trợ gạo theo Nghị định 116, tuy nhiên phần lớn không nhận được gì vì chưa có hộ khẩu.
“Những năm trước các em phải sang huyện khác ở trọ để học nhờ và không được nhận trợ cấp hàng tháng. Năm nay các em về lại xã để học với mục đích để nhận hỗ trợ. Do nhà xa nên một số em được bố mẹ cho lên gần trường ở trọ, tuy nhiên nhà trường cũng không nắm rõ có bao nhiêu em vì không được báo, cũng không quản lý các trường hợp này. Các em sống phân tán ở nhà người quen hoặc mượn nhà người dân để ở”, ông Ý thông tin về số học sinh đang trọ của trường,
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng