Đời sống

Dân trong nghề tiết lộ vì sao mít bị cắt một góc trên đầu, bôi chất trắng: Cách chọn quả chín cây, ít xơ

Để chọn những quả mít ngon, bạn không nên bỏ qua những mẹo nhỏ dưới đây.

Tranh cãi dưa chuột chọn quả cong hay thẳng mới ngon? Câu trả lời khiến nhiều người "sốc" / Mùa sầu riêng, bỏ túi 3 mẹo này để chọn quả vừa ngọt vừa dôi cơm

Vì sao mít bị cắt góc, bôi chất trắng trên đầu?

Mít không phải loại quả dễ nhìn hình thức bên ngoài để đoán được chất lượng bên trong. Thậm chí, "thợ mít" lành nghề cũng chỉ dám chắc 80% chất lượng quả mít thông qua việc nhìn và kiểm tra bên ngoài. Việc mít có bị xơ đen bên trong hay không quan sát bằng mắt thường từ vỏ bên ngoài rất khó đoán.

Một chủ cửa hàng nông nghiệp sạch ở Hà Nội cho biết, để xem mít có bị xơ đen hay không, cách duy nhất là cắt một góc của quả mít ra để kiểm tra. Nhằm tránh mít bị nhiễm khuẩn hay vi khuẩn xâm nhập, người bán sẽ bôi vôi vào phần bị cắt. Chất màu trắng bám trên phần bị khoét của quả mít chính là vôi.

cach-chon-mit-01
Ảnh minh họa.

Về thông tin mít bị cắt một góc rồi bôi hóa chất kích chín, theo người bán hàng này cho biết, nếu muốn kích chín bằng thuốc, người ta không cần vạt đầu mà dùng xi lạnh bơm thẳng thuốc vào cuống hoặc ngâm cả quả trong dung dịch thuốc kích chín.

Một thương lái buôn mít Thái lâu năm ở Vĩnh Long cũng chia sẻ thông tin tương tự. Vết cắt vát ở đầu quả mít, gần cuống là cách thương lái kiểm tra độ già, chất lượng của quả mít, tránh việc mua phải quả mít có nhiều xơ đen.

Mít Thái có đặc điểm là hay bị xơ đen. Việc nhiều hay ít xơ đen phụ thuộc vào cách thức và kỹ thuật chăm bón của nhà vườn. Để chắc chắn mua được hàng tốt, các thương lái sẽ dùng dao cắt một góc ở đầu quả mít, gần cuống. Sau khi cắt, quả mít không còn nguyên vẹn rất dễ bị hỏng, do đó lái buôn sẽ buôi vôi lên trên để bảo quản.

cach-chon-mit-02

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết vôi có tính sát khuẩn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Loại vôi thường được dùng là CaO. Khi CaO kết hợp với nước, nó sẽ tạo ra Ca(OH)2. Chất này phản ứng với CO2 trong không khí để tạo thành CaCO3, chính là lớp màng cứng bám trên phần bị cắt đi của quả mít. Chất này không độc hại.

Khi mua mít về, người dùng sẽ cắt bỏ phần trắng và dùng các phần múi khác nên không gây độc hại.

 

cach-chon-mit-03

Mẹo chọn mít chín cây, siêu ngọt

Quan sát hình dáng của quả mít

Khi mua mít, bạn nên chọn những quả tròn đều, không bị lõm. Những quả có phần vỏ lõm xuống thường bị sâu, cứng hoặc nhiều xơ, ít múi.

Vỗ vào quả mít

Bạn có thể dùng tay vỗ nhẹ vào quả mít. Nếu nghe thấy tiếng bịch bịch nghĩa là mít đã chín. Nên chọn những quả mít cầm lên có cảm giác nặng tay.

 

cach-chon-mit-04

Kiểm tra gai và mắt mít

Những quả mít chín tự nhiên thường có vỏ mềm, mắt mít nở to, gai không còn nhọn như lúc xanh.

Không nên chọn những quả mít có gai cứng, nhọn, mắt không nở to, vỏ mít xanh. Đó là mít chín ép.

Nhìn vào nhựa của quả mít

Mít chín cây khi bổ ra có ít nhựa và không còn nhựa trắng. Mít chín ép bằng thuốc bổ ra sẽ chảy nhiều nhiều trắng.

 

Ngoài rả, mít chín cây tự nhiên sẽ có màu vàng óng, cùi dày, ăn có vị ngọt bùi. Mít chín ép sẽ bị sượng.

Mùi của quả mít

Mít chín cây tự nhiên có mùi rất thơm, dù để ở xa cũng có thể ngửi thấy. Trong khi đó, mít chín ép sẽ không có mùi đặc trưng hoặc mùithơm không rõ, phải ghé sát mới ngửi thấy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm