Đang làm đám cưới thì khách không mời của cô dâu ập đến, chú rể hối hận muốn hủy hôn
Nhan sắc hiện tại của hot girl phải phẫu thuật 2 lần để làm vòng 1 nhỏ bớt đi / Chồng mất được 100 ngày, chị dâu đã đòi lấy chồng mới, tôi cứ nghĩ nhà sẽ có cơn phong ba nào ngờ mẹ lại là người đầu tiên ủng hộ
Trước khi kết hôn, bạn nên tìm hiểu nửa kia thật kỹ càng để tránh bị vỡ mộng. Ngược lại, bạn ncũng nên thẳng thắn, thành thật với nửa kia chẳng hạn như sau khi cưới cả hai ở đâu, có nần nợ gì trước đó không, báo hiếu bố mẹ hai bên như thế nào,… Nếu không, cuộc sống hôn nhân sẽ gặp nhiều mâu thuẫn không đáng có, thậm chí niềm tin dành cho nhau sẽ bị sụp đổ.
Chị Tiểu Trương sống ở Hình Đài (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ. Sau khi ly hôn, chị yêu một người đddan ông khác và hai người nhanh chóng bàn đến chuyện kết hôn.
Không ngờ tin tức này đã truyền đến tai chồng cũ, cũng như người thân, bạn bè chồng cũ của Tiểu Trương. Vì vậy vào ngày cưới của chị, họ đã kéo tới chặn trước cửa nhà chị, không cho phép rước dâu.
Trong đám cưới của Tiểu Trương, chủ nợ của chị đã tới làm loạn.
Theo những người trong cuộc, họ không đến phá đám cưới vì chồng cũ của cô dâu mà vì chính chị Tiểu Trương. Hóa ra, trước khi ly hôn chồng cũ, chị đã vay rất nhiều tiền từ người thân, bạn bè của chồng cũ mà không chịu trả.
Sau khi ly hôn, sợ bị chủ nợ đòi nợ nên chị Tiểu Trương chọn cách chạy trốn nên suốt thời gian qua họ không tìm được tung tích của chị. Mãi tới gần đây khi nghe tin chị kết hôn, họ mới biết chị ở đâu.
Vào ngày cưới của Tiểu Trương, chủ nợ sớm đến cổng chặn xe cưới và yêu cầu chị nhanh chóng trả lại tiền, nếu không sẽ không cho chị rời đi. Thậm chí, có người lo lắng chị Tiểu Trương lái xe bỏ chạy nên còn nằm xuống ngay trước đầu xe ô tô khiến những người đến đón dâu chết lặng.
Có người đã nằm ra chặn trước đầu xe ô tô, không cho cô dâu rời đi.
Sau đó, không hiểu vì lý do gì mà cô dâu suôn sẻ rời đi. Nhưng chủ nợ không có ý định thả chị đi mà đuổi theo đến tận địa điểm tổ chức đám cưới.
Trước mặt tất cả quan khách, các chủ nợ mắng mỏ người phụ nữ, tố chị vay tiền nhiều năm mà không chịu trả, lừa gạt cả người lớn tuổi, đúng là không có lương tâm.
Đối mặt với sự xuất hiện của các chủ nợ, người thân và bạn bè của chú rể có chút bối rối. Họ dường như không biết cô dâu lại nợ nần nhiều đến vậy nên đều tỏ ra không vui. Chú rể cũng hối hận, chỉ muốn hủy hôn ngay lập tức.
Tuy nhiên, họ không biết phải làm gì hơn vì dù sao hôn lễ cũng đã được tổ chức, bây giờ không thể cắt đứt quan hệ với chị Tiểu Trương ngay được.
Chủ nợ của cô dâu đã tìm tới phá đám cưới của chị.
Khi đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội đã dấy lên những cuộc bàn tán sôi nổi. Đa số mọi người đều tức giận trước hành động của chị Tiểu Trương, đồng thời tò mò về thái độ của chú rể sau đó. Không biết gia đình anh có chịu giúp vợ mới trả nợ không hay chọn ly hôn hoặc nợ ai người nấy trả.
Nhưng qua chuyện này, dù chị Tiểu Trương và chồng mới vẫn tiếp tục chung sống với nhau thì mối quan hệ giữa họ chắc chắn đã xuất hiện vết rạn, sự tin tưởng dành cho nhau không còn nguyên vẹn như trước được nữa.
5 điều cần tìm hiểu, bàn bạckỹ trước khi kết hôn để không “vỡ mộng”
- Vấn đề tiền bạc và tài sản:Hai bạn nên thẳng thắn với nhau về các khoản nợ trước cưới, tài sản trước cưới, sau khi cưới quản lý tài chính như thế nào, biếu bố mẹ hai bên ra sao,…
- Con cái:Nên bàn luận trước với nhau về việc có con hay không, nếu có thì vào thời điểm nào. Khi có con rồi thì phương pháp nuôi dạy con cái thế nào, lúc mới sinh sẽ nhờ ông bà nội/ngoại lên chăm sóc giúp hay thuê giúp việc,…
- Sau cưới ở đâu:Cả hai bên bàn luận với nhau về chuyện ở đâu sau khi cưới, ở chung với bố mẹ chồng/bố mẹ vợ hay mua nhà, thuê nhà ở riêng.
- Vấn đề sức khỏe:Nhiều người không tiết lộ tiền sử bệnh của mình trước khi kết hôn vì sợ hôn nhân bị phá hỏng. Nhưng có khi chính vì sự im lặng đó sẽ phá hỏng cuộc hôn nhân của cả hai về sau. Vì vậy, hãy nói chuyện cởi mở, trung thực về tiền sử bệnh của mình cũng như của người trong nhà với nửa kia trước hôn nhân.
- Cách hòa thuận với các thành viên trong gia đình của nhau:Tình yêu là chuyện của hai người nhưng hôn nhân là chuyện của hai gia đình. Vì vậy, bạn nên thảo luận với nửa kia về cách đối đãi, hòa thuận với các thành viên trong gia đình nhau trước kết hôn. Chẳng hạn như tần suất về thăm nhà bố mẹ, quà cáp ngày lễ Tết hay mức độ bạn có thể chấp nhận nếu như gia đình muốn can thiệp đến tổ ấm nhỏ của bạn,..
End of content
Không có tin nào tiếp theo