Đánh răng đều đặn mỗi ngày nhưng vẫn bị hôi miệng, nguyên nhân nằm ở một bộ phận ít ai ngờ
Thói quen "giết" phụ nữ nhanh hơn cả ung thư / Chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B
Lưỡi là nơi trú ngụ của vô vàn vi khuẩn có trong khoang miệng, bởi mỗi ngày chúng ta đều tiêu thụ một khối lượng thức ăn lớn nhưng hấu như không mấy ai có thói quen vệ sinh lưỡi.
Theo bác sĩ nha khoa John Kling, cựu chủ tịch của Hiệp hội Nha khoa Alexandria đồng thời là thành viên tích cực của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, đánh răng không loại bỏ tất cả các vi khuẩn trong miệng của bạn, nếu bạn không chải hoặc cạo lưỡi hàng ngày, vi khuẩn sẽ di chuyển đến răng của bạn ngay sau khi bạn đánh răng xong, từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng.
Việc làm sạch lưỡi tưởng khó khăn nhưng thật ra vô cùng đơn giản. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng chà nhẹ để làm sạch lưỡi của mình, hoặc bạn dùng dụng cụ cạo lưỡi hay nước súc miệng đều được.
1. Tránh sâu răng
để tránh các vấn đề về răng, bạn hãy luôn làm sạch lưỡi sau khi đánh răng để đảm bảo đã làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
2. Cải thiện vị giác
Một chiếc lưỡi sạch sẽ giúp bạn nếm được mùi vị của thức ăn một cách chính xác. Thế nên, làm sạch lưỡi đúng cách sẽ loại bỏ được lớp phủ này và giúp lưỡi của bạn phân biệt được vị đắng, ngọt, chua, mặn tốt hơn.
3. Giảm hôi miệng
Để tránh bị hôi miệng, bạn cần làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng bằng bàn chải hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi (Ảnh minh họa).
Có rất nhiều người thắc mắc sao đánh răng ngày 2 lần, thậm chí đánh răng sau mỗi bữa ăn mà vẫn bị hôi miệng. Thật ra, nguyên nhân gây hôi miệng của bạn cũng có thể là do lưỡi bẩn. Bởi lưỡi là một cái kho chứa đầy vi khuẩn, và cho dù bạn có đánh răng nhiều lần như thế nào chăng nữa thì những vi khuẩn này vẫn khiến bạn bị hôi miệng cả ngày.
Để tránh bị hôi miệng, bạn cần làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng bằng bàn chải hoặc dụng cụ vệ sinh lưỡi.
4. Cải thiện tiêu hóa
Theo bác sĩ John, làm sạch lưỡi giúp loại bỏ vi khuẩn cản trở quá trình tiêu hóa của bạn. Đồng thời quá trình này cũng tạo ra rất nhiều nước bọt hơn, giúp phân hủy thức ăn tốt hơn, từ đó, hệ tiêu hóa của bạn cũng được cải thiện.
1. Súc miệng bằng nước muối
Đây là một trong những biện pháp tốt nhất và đơn giản nhất khi vệ sinh răng miệng. Pha một chút muối vào 1 cốc nước ấm và dùng nước muối để súc miệng trong vài phút. Lặp lại phương pháp này 6 - 7 lần trong ngày.
2. Chà lưỡi bằng muối
Muối được coi là một cách tự nhiên để làm sạch lưỡi. Bạn chỉ cần lấy một ít muối, rắc lên trên lưỡi. Dùng bàn chải đánh răng để chà nhẹ nhàng lên lưỡi. Thực hiện phương pháp này trong 1 tuần bạn sẽ thấy lưỡi sạch và không còn bị trắng.
3. bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng không chỉ dùng để làm sạch răng mà còn có tác dụng rất tốt trong việc vệ sinh lưỡi. Dùng mặt sau của bàn chải đánh răng chà nhẹ lên lưỡi để loại bỏ lớp phủ trắng trên lưỡi.
4. Dụng cụ làm sạch lưỡi
Để lưỡi sạch, bạn cũng cần phải vệ sinh lưỡi. Lưỡi sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng tốt hơn.
5. Chanh + baking soda
Trộn bột baking soda với nước chanh và sử dụng hỗn hợp này để vệ sinh lưỡi. Cách này giúp loại bỏ hơi thở hôi, làm trắng răng và loại bỏ lớp phủ trắng trên lưỡi.
6. Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm có khả năng tiêu diệt nấm, giúp giảm lớp phủ trắng trên lưỡi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn