Đất và người Hoàng Su Phì qua ống kính 2 nhiếp ảnh gia không chuyên
Ngẩn ngơ ngắm 'kỳ hoa dị thảo' khoe sắc trong Đại nội Huế / Hồ Tuyền Lâm – viên ngọc bích lung linh giữa trời Đà Lạt
Ai đã từng ghé thăm huyện Hoàng Su Phì- tỉnh Hà Giang đều ví vẻ đẹp nơi đây như một thiên đường hoang sơ tiền ẩn, nhất là với những người theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh thì mảnh đất này có sức hút thật khó cưỡng. Là người tự cho mình có “duyên nợ” với Hoàng Su Phì, hai nhiếp ảnh gia nghiệp dư Việt Bắc sinh năm 1982, hiện đang sống và làm việc tại Hoàng Su Phì và Lê Thọ sinh năm 1976 là chuyện viên cục phục vụ ngoại giao đoàn, đôi bạn đã rong ruổi trên khắp những cung đường hẻo lánh và hiểm trở để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của huyện biên giới thuộc miền Tây của tỉnh Hà Giang.
Theo mẹ đi gặt, một trong các cảnh thường gặp khi lên bản Luốc vào mùa gặt. |
Hoàng Su Phì hiện lên lộng lẫy, huyền ảo, hoang sơ nhưng cũng mộc mạc, gần gũi và đầy cảm xúc qua những bức ảnh của họ. Các tác phẩm của hai nhiếp ảnh gia đã đem đến cho người xem cảm nhận về sự hùng vĩ và trữ tình của những thửa ruộng bậc thang chảy tràn từ ngọn núi này đến ngọn núi khác, như những chiếc thang nối từ mặt đất đến bầu trời.
Mỗi mùa, họ đều ghi lại được nét đẹp riêng của ruộng bậc thang- một hình thức canh tác đặc thù từ lâu đời của người dân bản địa và cũng là “ đặc sản” của Hoàng Su Phì. Nếu như mùa nước đổ, người ta phải ngỡ ngàng trước những cánh đồng miên man ánh nước bàng bạc như những tấm gương tự nhiên nối tiếp nhau trải dài dưới mặt đất; thì đến mùa lúa chín, cả một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt người xem,lớp lớp vàng óng như những lớp sóng đổ từ đỉnh núi, gắn với niềm vui lao động của đồng bào vùng cao, thấp thoáng đây đó là những nếp nhà ẩn hiện trong làn khói rơm rạ. Sau những buổi lao động hăng say người dân nơi đây lại ngồi nhâm nhi tách trà San Tuyết cổ thụ có hàng chục năm tuổi với vị chát ngọt đến đắm say lòng người, giúp họ quên đi những mệt mỏi ưu phiền của cuộc sống đời thường.
Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì có đặc trưng là rất cao và xen lẫn rừng cây hòa quện với nhau như một cách rừng vàng. |
Những bức ảnh của hai tác giả còn khiến người ta cảm thấy như đang ở chốn thiên đường với những dòng sông mây bồng bềnh và huyền diệu được nhìn từ đỉnh Chiêu Lầu Thi. Không chỉ vậy, mỗi bức ảnh lại là một câu chuyện về cuộc sống tuy khó khăn, vất vả nhưng vẫn toát lên sự chất phác, hồn hậu và tươi vui của đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng… Những trang phục sặc sỡ mang bản sắc rất riêng, những nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trong veo của các em nhỏ gắn với khung cảnh ruộng bậc thang, qua những phiên chợ, với những cành đào thắm…đều được hiện lên đầy màu sắc qua những bức ảnh, khiến cho những ai chưa từng được đặt chân đến đều mong ngóng sẽ một lần được chiêm ngưỡng và trải nghiệm với thiên nhiên và cuộc sống con người ở mảnh đất này…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết