Đời sống

Đầu bếp nhà hàng tiết lộ: Những món tuyệt đối không nên gọi khi ăn lẩu

Dù ăn lẩu gì, bạn cũng không nên gọi những nguyên liệu đi kèm dưới đây, bởi tuy ngon miệng nhưng chúng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Thậm chí, đến nhân viên nhà hàng còn tiết lộ rằng đây là những thứ mà họ chẳng bao giờ dám ăn.

Bảo quản thực phẩm bằng cách hút chân không: Tưởng không hại mà hại không tưởng / 5 thực phẩm đại kỵ với tỏi, toàn món quen thuộc mà nhiều người vẫn ăn

Tiết vịt

Vào những ngày mát trời, món lẩu vịt hay vịt om sấu rất được ưa chuộng. Tại một số quán lẩu còn có món tiết vịt cho thêm vào nồi lẩu. Tuy nhiên, lượng tiết vịt quá nhiều khiến thực khách hoang mang chẳng hiểu tiết vịt ở đâu ra nhiều đến vậy.

Trên thực tế, nhân viên nhà hàng từng tiết lộ rằng tiết vịt đều được pha tạp chất, thậm chí là được dùng tiết của loại động vật khác pha thay thế. Do đó, bạn cũng không nên gọi tiết vịt khi ăn lẩu vì không rõ nguồn gốc.

Thanh cua

Cũng giống như cá viên, bò viên… thanh cua cũng là nguyên liệu đi kèm được nhiều người thích. Đặc biệt khi ăn sushi, sashimi hay lẩu hải sản, nhiều người không thể không gọi thêm thanh cua. Thanh cua có màu đỏ trông rất đẹp mắt, ngon miệng thế nhưng thực tế chúng không hề được làm từ cua.

Empty
Ảnh minh họa.

Thanh cua có tên gọi khác là surimi, bắt nguồn từ Nhật Bản. Surimi có nghĩa là thịt xay. Để làm món ăn này người ta thường xay thịt nạc của thịt cá trắng rồi nghiền nát, kết hợp với các phụ gia khác thành thanh cua. Trong thanh cua cũng có thêm các chất phụ gia, nên bạn cũng không nên sử dụng thường xuyên.

Mực

Đi ăn lẩu hải sản chắc chắn không thể thiếu món mực. Nhưng thức tế tại nhiều quán lẩu, do mực được bảo quản đông lạnh khá lâu nên không còn tươi ngon. Vì vậy, để được thưởng thức món mực ngon, đảm bảo sức khỏe, bạn hãy chọn quán có loại mực tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.

Những điều cần lưu ý khi ăn lẩu

Thứ tự nhúng của các món ăn

 

Hầu hết mọi người thường yêu thích món thịt và nhúng nó ngay vào nồi lẩu khi bắt đầu bữa ăn. Khi đó, thịt sẽ tiết ra một lớp dầu dày nổi lên dưới đáy nồi trước khi chúng ta bắt đầu nhúng rau và các loại thức ăn chính khác, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành một lượng lớn axit béo bão hòa không tốt cho cơ thể.

Empty

Do đó, khi ăn lẩu, trước tiên bạn nên chọn một ít khoai tây hay các loại rau khác, đặc biệt là khi bạn ăn lẩu cay, hoặc khi bạn muốn uống bia rượu, rau và thực phẩm có tinh bột có thể bảo vệ dạ dày.

Ăn mỳ nấu trong nước lẩu

Trước khi kết thúc bữa ăn, rất nhiều người chọn một bát mỳ nhúng chan với nước lẩu. Tuy nhiên, món ăn này không được thực sự khuyến khích. Ngoài vấn đề về dầu và chất béo, có rất nhiều axit amin trong nước lẩu của các loại thịt khác nhau.

Nước lẩu được đun nóng liên tục trong 1-2 giờ đồng hồ, các axit amin này có thể dễ dàng kết hợp với nitrit có trong rau nấu chín để tạo thành nitrosamine gây ung thư.

 

Thời gian ăn lẩu không nên kéo dài

Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng.

Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm