Đời sống

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh rất nhiều phụ nữ có khả năng mắc phải nhưng không phải ai cũng nhận ra được.

5 dấu hiệu của trẻ bị trầm cảm, cha mẹ nên biết sớm để đưa con đi điều trị / Cơ thể thiếu canxi sẽ xuất hiện 6 dấu hiệu: Không bổ sung sớm sẽ nguy hiểm, thậm chí gây trầm cảm

Trầm cảm là gì?

trầm cảm
Ảnh minh họa.

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác thất vọng, buồn bã, tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến hành động và suy nghĩ của cá nhân. Tình trạng này gây trở ngại đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta và thậm chí có thể dẫn tới việc tự tử.

Trầm cảm không chỉ là nỗi buồn hay sự cô đơn trong một thời gian ngắn mà nó kéo dài trung bình từ 6-8 tháng.

Phát hiện tình trạng “cảm thấy tuyệt vọng một cách dai dẳng” là bước đầu hướng đến việc điều trị và phục hồi. Dưới đây là dấu hiệu trầm cảm mà bất cứ ai cũng cần biết để tránh những sự việc đáng tiếc.

Dấu hiệu chứng tỏ một người đã mắc trầm cảm

- Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.

 

- Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt.

- Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.

- Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.

- Có ý nghĩ và hành vi tự sát.

- Chán ăn, sụt cân.

 

Phòng ngừa trầm cảm sau sinh thế nào?

Theo nghiên cứu mới nhất, những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng trong thời kỳ mang thai. Các bác sĩ có thể phát hiện những phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa được bệnh này. Quan trọng nhất là mọi người nhận biết được các yếu tố nguy cơ và xin tư vấn bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ thay đổi tâm trạng trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai. Thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Dưới đây là bảy thói quen lành mạnh, mọi người nên áp dụng:

- Tăng cường bổ sung Vitamin nhóm B (Vitamin B6, B12 và axit folic)

- Tập thể dục

- Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc

 

- Uống nhiều nước

- Chia sẻ tâm trạng: Lo lắng buồn phiền là điều bình thường, không có gì phải xấu hổ, đừng che giấu những mối lo và băn khoăn mà hãy chia sẻ với người thân để có biện pháp tốt nhất.

- Đừng tự buộc tội cho bản thân: Mắc bệnh trầm cảm sau sinh không phải lỗi của bạn. Tự chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ. Em bé mới sinh luôn cần một người mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh. Nếu gặp bất kỳ cảm xúc buồn chán đau khổ, người mẹ cần yêu cầu trợ giúp từ các bác sĩ, gia đình và bạn bè.

Mặc dù không có biện pháp nào tránh được trầm cảm sau sinh, nhưng vẫn có cách để bảo vệ sức khỏe tâm sinh lý và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngay khi đang mang thai, nếu cảm thấy chán nản hoặc có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, hãy thực hiện ngay những thói quen lành mạnh để giảm bớt nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra một trong những phần quan trọng của việc phòng ngừa đó là biết được những yếu tố nguy cơ để có thể tránh.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm