Đời sống

Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý

Không tập trung, rối loạn cảm xúc, hay quậy phá... là dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm sự chú ý.

Những điều bạn cần biết về hội chứng tiền kinh nguyệt / Top 9 thực phẩm giúp trắng da từ bên trong cực kỳ hiệu quả, an toàn

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý

Trẻ rối loạn cảm xúc có thể là dấu hiệu của tăng động. Nguồn ảnh: Internet

Tăng động giảm chú ý - thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit – Hyperactivity Disord (ADHD) là một nhóm các triệu chứng như giảm sự chú ý, tăng hoạt động và có những hành động có tính chất xung động...

Trẻ con luôn luôn hiếu động, nhưng ở mức nào được coi là bình thường, còn mức nào bị coi là tăng động giảm chú ý, có rất nhiều cha mẹ vẫn còn mơ hồ về chứng bệnh này, có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên hay tập trung làm gì, nhưng bố mẹ chúng lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra. Về lâu dài, nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý

Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: Ở lớp, trẻ ADHD thường hay để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ trẻ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng trẻ “quên vẫn hoàn quên”.

Không giao tiếp với bạn bè: trẻ ADHD thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.

 

Lơ đãng, hay mơ màng: trẻ ADHD không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.

Khó khăn bày tỏ cảm xúc: trẻ mắc ADHD cũng thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.

Không tập trung trong lớp: trong cơ thể trẻ ADHD dường như có một “chiếc máy hoạt động không nghỉ”. Trẻ thường không thể ngồi im. Xu hướng là trẻ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, trẻ cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế.

Khó đợi đến lượt: trẻ tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.

Hay quậy phá, dễ nổi giận: trẻ ADHD rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.

 

Kết quả học tập không ổn định: do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở trẻ ADHD thường không ổn định. Trẻ cũng gặp khó khăn về đọc và viết. Khoảng 20% trẻ mắc chứng ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm