Dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Tổ tiên đã dặn: "3 không trồng trước mộ, 4 không để trên giường", đó là những thứ gì? / Thói quen không ngờ gây bệnh mãn tính
Tổng quan về vàng da ở trẻ sơ sinh
Chiếu đèn là phương pháp trị vàng da phổ biến. Nguồn ảnh: Internet
Hiện tượng vàng da xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh non tháng, sau khi chào đời 2 - 3 ngày, thường xuất hiện vàng da. Ở những trẻ đủ thángi, vàng da là khá hiếm và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30%. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh là do sự tích tụ Bilirubin - chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng. Hiện tượng vàng da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu và vì vậy mà gây nên vàng da. Khi trẻ lớn đến khoảng 2 tuần tuổi, gan sẽ phát triển đầy đủ hơn để có khả năng xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin. Chính vì thế bệnh vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi mà không để lại bất cứ nguy hiểm nào.
Tuy nhiên trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý lẫn vàng da bệnh lý - biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó. Trong khi vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần, thì vàng da bệnh lý cần được bác sĩ chuyên khoa chữa trị lâu dài bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào mức độ bệnh.
Dấu hiệu cho thấy trẻ vàng da do bệnh lý
Vàng da do bệnh lý để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có sự can thiệp sớm của y tế. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi thấy bé yêu xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
Tình trạng da vàng của bé xuất hiện từ rất sớm kể từ khi bé lọt lòng mẹ, khoảng 24 giờ tuổi.
Tình trạng vàng da kéo dài hơn bình thường, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Vàng da càng ngày càng có xu hướng nặng lên, xuất hiện toàn cơ thể, kể cả lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc mắt, màu đậm hơn và có thể nhận biết được bằng mắt thường.
Bên cạnh những dấu hiệu trên, trẻ bị vàng da do bệnh lý còn xuất hiện những triệu chứng đáng lo ngại như: co giật, thân nhiệt tăng cao, bỏ bú, ngủ nhiều thậm chí là li bì, không quấy khóc nhiều.
Khi thấy bé có những biểu hiện trên, phụ huynh cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời, nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nhiễm độc thần kinh gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiện nay là gì?
Cho đến nay, tại các khoa Sơ sinh, vàng da sơ sinh được điều trị bởi ba phương pháp chính, đó là:
Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền Albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do Bilirubin trong máu tăng cao.
Các bác sĩ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc tuỳ theo từng trường hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo