Đời sống

Đây là những thứ cần lưu ý khi ăn đậu đũa

Quả đậu đũa là thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng nhưng bạn cần lưu ý khi ăn chúng.

Đối tượng nào cần bổ sung canxi? / Ăn uống đúng cách để không bị tăng cân dịp nghỉ lễ

Tìm hiểu chung về đậu đũa

Những lưu ý cần tránh khi bạn ăn quả đậu đũa

Nguồn ảnh: Internet.

Đậu đũa (Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis) hay đậu dải áo, là một loài thực vật thuộc họ Đậu. Đây là cây dây leo hàng năm, thường được trồng để lấy quả làm thực phẩm. Quả đậu đũa xanh dài 35 – 75 cm, thường được chế biến tương tự như đậu que. Đậu đũa thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và nam Trung Quốc.

Ở nước ta hiện nay có 2 giống đậu đũa phổ biến là đậu đũa lùn và đậu đũa leo. Đậu đũa lùn có chiều cao 50 – 70cm, quả ngắn 30 – 35 cm, thịt quả chắc, thời gian sinh trưởng ngắn (70 – 75 ngày), năng suất thấp hơn đậu đũa leo. Đậu đũa leo dài 40 – 70cm, cho ra quả quanh năm, màu quả thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt đen). Trong đó, đậu đũa leo còn có nhiều giống khác như giống đậu hạt đỏ, hạt trắng đỏ và hạt trắng đen.

Dinh dưỡng trong đậu đũa

Trong 100gram đậu đũa có chứa:

47 calories

 

4mg natri

8g carbohydate (2% giá trị hằng ngày mà bạn cần có)

3g protein (5% giá trị hằng ngày mà bạn cần có)

Ngoài ra, đậu đũa còn có những các đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống virus và ung thư. Nó chứa beta-carotene, Vitamin B1 và B2, diệp lục, riboflavin, protein, phốt pho, thiamine, chất xơ, sắt và pectin. Nó ít calo và cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Lưu ý khi ăn quả đậu đũa

 

Tuyệt đối không ăn sống

Đậu đũa có chứa hàm lượng lectin, đây là một chất độc nguy hiểm nếu như ăn sống, chất lectin sẽ tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc với các biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, xây xẩm mặt mày, nặng thì dẫn đến choáng ngất, thậm chí tử vong. Tuy nhiên nếu nấu chín, chất này sẽ bị phân hủy, không còn gây nguy hại. Do vậy chỉ nên ăn đậu đũa khi đã được nấu chín.

Đề phòng bị nhiễm hóa chất

Đậu đũa thường có nhiều sâu bệnh nên là loại quả hay bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều nhất. Theo một số bài khảo sát về những loại thực phẩm bị phun nhiều thuốc hóa học thì đậu đũa nằm trong top 10. Nếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều dễ xảy ra.

Không ăn khi mắc bệnh gout

 

Theo Đông y, họ nhà đậu kỵ với thống phong (bệnh gout) nên sẽ làm bệnh trầm trọng hơn nếu ăn thường xuyên.

Còn theo y học hiện đại, trong đậu đũa có hàm lượng purin khá cao nên ăn nhiều đậu đũa đặc biệt không tốt với những người mắc bệnh gout.

Không ăn nếu thường xuyên bị táo bón

Đậu đũa có chứa hàm lượng chất xơ cao, 100g đậu cung cấp 9,5% nhu cầu chất xơ cần cho một ngày của cơ thể. Tuy rằng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều lại gây tác dụng ngược lại. Lượng chất xơ quá nhiều trong dạ dày khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu và gây ra táo bón.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm