Đêm đặt lưng xuống ngủ là ngáy khò khò: Đừng chủ quan, có thể bạn đã mắc phải bệnh này
7 bí quyết cực đơn giản chữa ngủ ngáy đơn giản và hiệu quả tức thì / Loại "thần dược" tránh ngủ ngáy ban đêm
Ngáy là những âm thanh phát ra khi các mô đường hô hấp trên rung lên khi ngủ. Ngáy hay xuất hiện trong thì hít vào nhưng cũng có thể xảy ra trong thì thở ra. Ngáy là hành vi phổ biến, xuất hiện ở 44% nam giới và 28% nữ giới trong độ tuổi 30 – 60. Khi hít thở trong lúc ngủ, do lượng khí vào đi qua vùng họng hẹp phía sau, khiến các niêm mạc mô xung quanh rung lên, tạo ra tiếng ngáy.
Nguyên nhân ngủ ngáy là gì?
Trong hầu hết các trường hợp gây cản trở, khiến cho không khí giữa thanh quản và mũi lưu thông không được bình thường đều gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Ngủ ngáy nguyên nhân còn là do mắc các bệnh như dị ứng, nghẹt mũi, amidan quá lớn,...
Nguyên nhân ngủ ngáy cũng có thể là do các dị tật bẩm sinh gây ra như hẹp cổ họng, cuống lưỡi lớn, cuống họng quá dài, chân lưỡi dày,...
Dưới đây là5 b.ệ.n.h lý thường đi kèm với ngáy ngủ, tìm hiểu ngay để phòng tránh và điều trị kịp thời
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Được định nghĩa khi có tình trạng giảm hay ngưng hẳn luồng khí qua hầu thanh quản trong vòng 10 giây hay hơn lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Hậu quả là làm giảm oxy từng đợt trong khi ngủ. Đôi khi hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ gây ra tăng huyết áp, đột quị, nhồi máu cơ tim hay lâu dài hơn là đái tháo đường type 2
Tuy ngáy không phải gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng nó là biểu hiện quan trọng của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Chính vì hẹp vùng sau họng gây cản trở luồng khí khi thở, gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngáy là biểu hiện của tắc nghẽn đường thở khi mà chúng ta ngủ, trương lực cơ sẽ giảm gây xẹp đường thở.
Đột quỵ
Một nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy cường độ ngáy có liên quan đến nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh – tình trạng bệnh gây hẹp động mạch ở cổ do các mảng xơ vữa. Đây là động mạch cung cấp máu cho não, vì thế hẹp động mạch này có thể gây đột quỵ.
Nói một cách đơn giản, bạn càng ngáy to và lâu thì nguy cơ đột quỵ sẽ càng tăng theo thời gian. Do đó, khi bị ngáy ngủ trong nhiều đêm liền, bạn hãy đến bác sĩ để được thăm khám.
Bệnh tim
Ngủ ngáy, đặc biệt là ngáy to khi nằm ngửa, là dấu hiệu điển hình của chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người ngủ ngáy vì ngưng thở lúc ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp hai lần so với người bình thường. Điều trị ngáy ngủ do ngưng thở khi ngủ bằng CPAP (thông khí áp lực dương liên tục) có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Trào ngược dạ dày
Trên thực tế, trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rất thường gặp ở những người bị ngáy ngủ hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Các bất thường trong đường thở ở người bị ngưng thở khi ngủ có thể gây thay đổi áp suất trong lồng ngực, khiến axit trong dạ dày trở ngược lại thực quản.
Cả trào ngược dạ dày thực quản và ngưng thở khi ngủ đều liên quan đến thừa cân, béo phì. Việc giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa 2 tình trạng trên.
Thừa cân
Thừa cân là yếu tố rủi ro hàng đầu dẫn đến ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Điều này một phần là do trọng lượng tăng thêm dồn vào cổ, khiến bạn khó thở hơn vào ban đêm. Tin tốt là giảm cân giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ.
Ngủ ngáy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cách chữa ngủ ngáy hiệu quả nhất là tìm được nguyên nhân, khắc phục nguyên nhân và kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt. Nếu ngủ ngáy nghiêm trọng mà thay đổi thói quen sinh hoạt không hiệu quả thì bạn cần đến cơ sở y tế khám, tư vấn và có thể phải điều trị bằng thuốc.
Nếu nguyên nhân gây ra do các bệnh viêm nhiễm vùng mũi họng, điều trị dứt điểm các viêm mũi họng. Nếu trẻ em ngủ ngáy nhiều nên đi khám để được tư vấn việc nạo VA hay cắt amidan. Nguyên nhân do lệch vách ngăn mũi: Phẫu thuật chữa lệch vách ngăn mũi.
Ngoài ra, bạn tham khảo các phương pháp thay đổi thói quen sinh hoạt dưới đây để cải thiện tình trạng ngủ ngáy:
Không uống bia rượu
Bỏ thuốc lá do thuốc lá gây kích thích đường hô hấp
Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ
Không nên sử dụng các thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào gây giảm trương lực cơ vùng họng
Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối và giữ vệ sinh phòng ngủ
Uống nhiều nước
Ngủ ở vị trí đầu cao: Sử dụng gối cao giúp khai thông đường thở
Không nên ăn nhiều vào bữa tối, hạn chế thức ăn chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ
Làm thông thoáng đường thở: Dùng thuốc xịt mũi nếu như đang bị viêm mũi gây tiết dịch cản trở đường hô hấp
Sử dụng miếng dán cánh mũi: Ngáy khi ngủ xảy ra khi đường hô hấp bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Do đó, người bệnh có thể sử dụng miếng dán cánh mũi để giúp thở qua đường mũi dễ dàng hơn
Sử dụng thiết bị nâng hàm dưới: Ngáy khi ngủ cũng có thể xảy ra khi lưỡi ngăn cản không khí ra vào ở phần cuối cổ họng khi ngủ. Thiết bị nâng hàm dưới có thể sử dụng để nâng lưỡi lên trên trong lúc bạn ngủ.
Tập thể dục thường xuyên
Do vậy, nếu tình trạng ngủ ngáy tiếp tục diễn ra, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó điều trị thích hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đổ giấm lên thịt, nhận ngay lợi ích tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ ngờ tới
Đừng hoảng sợ nếu nhà bạn có chuột, tôi sẽ dạy bạn một phương pháp đơn giản để diệt từng con chuột một, an toàn và không độc hại
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!