Đến đám cưới muộn, chú rể mất luôn cô dâu vào tay người khác
Phát hiện chú rể nói dối, cô dâu lập tức chia tay, rời khỏi đám cưới / Chồng cũ mời đi đám cưới và sự trả thù "nhẹ mà cay" của cô vợ cao tay
Chú rể bị cô dâu hủy hôn vì có mặt tại đám cưới muộn hàng giờ đồng hồ (Ảnh minh họa)
Thay vì có mặt vào đúng thời gian dự kiến là 2 giờ chiều, chú rể và đoàn rước lễ lại đến địa điểm tổ chức đám cưới vào giữa đêm, khiến gia đình cô dâu giận dữ.
Theo ghi nhận trên tờ Times of India, rắc rối giữa 2 nhà vốn đã xảy ra từ lâu, do các yêu cầu liên tục về của hồi môn của gia đình chú rể, và việc họ đến muộn chỉ là giọt nước tràn ly.
Cảnh sát cho biết cặp đôi thực chất đã đã kết hôn không chính thức tại một đám cưới cộng đồng ở làng Nangaljat từ cách đây 6 tuần, nhưng cô dâu vẫn không muốn về nhà chồng cho đến khi một hôn lễ chính thức được cử hành.
Gia đình cô dâu cáo buộc chú rể và bố anh ta đòi một chiếc xe đạp và rất nhiều tiền mặt, những thứ họ không có đủ điều kiện để đáp ứng. Về phần mình, gia đình chú rể cũng không vừa khi khẳng định đã bị họ hàng nhà cô dâu đã đánh đập, thậm chí nhốt trong một căn phòng để trì hoãn thời điểm có mặt tại nơi tổ chức đám cưới.
Cảnh sát cuối cùng đã được gọi đến để giải quyết vấn đề.
“Cả 2 gia đình đều đã đến gặp cảnh sát. Sau những tranh cãi ban đầu, hai bên cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, cô dâu không còn muốn đi cùng chú rể. Không có khiếu nại bằng văn bản nào từ hai phía,” cảnh sát địa phương cho biết.
Vấn đề đã được giải quyết một cách ổn thỏa vào ngày hôm sau. Cô dâu sau đó đã kết hôn với một thanh niên địa phương khác, trước sự chứng kiến của người già trong làng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?