Đời sống

Đi ăn lẩu đừng gọi 4 món này vừa nhiều chất phụ gia, vừa tốn tiền

Những thực phẩm này tuy hấp dẫn nhưng chúng có thể không đảm bảo chất lượng, không tốt cho người sử dụng.

Mách bạn công thức sáu món lẩu đơn giản nhưng ngon tuyệt / Ăn lẩu hải sản cùng với những thực phẩm này là rước bệnh vào thân, chớ dại mà thử

Lẩu là món ăn rất phù hợp để sử dụng vào những ngày trời chuyển mùa, thời tiết hơi se se lạnh. Mỗi loại lẩu có nhiều hương vị khác nhau, các nguyên liệu nhúng lẩu cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, dù ăn lẩu gì, bạn cũng nên tránh ăn 4 món sau đây vì chúng tuy ngon miệng nhưng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Ngay cả nhân viên nhà hàng cũng chẳng động đũa.

Các loại viên (cá viên, tôm viên, bò viên...)

4-mon-dung-goi-khi-an-lau-01
Ảnh minh họa.

Những loại thịt viên này thường mềm mềm, dai dai khá dễ ăn, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, chúng có thể được làm từ các loại vụn cá thừa, thịt thừa, tôm thừa... Thậm chí, những nguyên liệu làm ra chúng có thể không còn tươi ngon. Người sản xuất sẽ thêm vào đó các chất phụ gia, hương liệu để khử mùi, tăng thêm độ hấp dẫn.

Vì không thể xác định được chính xác nguyên liệu làm ra chúng và chất lượng sản phẩm, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng món ăn kèm này.

Mực

4-mon-dung-goi-khi-an-lau-02

Mực là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong các nồi lẩu hải sản. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải mực ở đâu cũng tươi ngon. Thậm chí, có quán còn sử dụng mực để lâu bảo quản trong ngăn đá, mực tẩy trắng.

Chỉ cần nhìn màu mực không tươi, mắt đục, thịt nhớt, râu và đầu rời khỏi thân thì đó là dấu hiệu mực ươn, để lâu. Mực đông lạnh vài tháng vẫn được các quán đem ra sử dụng bình thường. Nó có thể làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của người sử dụng.

 

Nếu muốn ăn lẩu có mực, bạn nên chọn những quán chuyên về hải sản. Ở đó, với số lượng tiêu thụ thực phẩm lớn, người ta thường sẽ nhập mực tươi mới hàng ngày để phục vụ khách. Nếu thấy mắt mực tươi sáng, đầu và thân chắc chắn, thân mực bóng thì đó là mực tươi, có thể yên tâm thưởng thức.

Thanh cua

4-mon-dung-goi-khi-an-lau-03

Cũng giống như cá viên, bò viên... thanh cua cũng là món ăn kèm lẩu được nhiều người yêu thích. Thanh cua có màu đỏ đẹp mắt, ngon miệng nhưng chúng không hề làm từ cua như bạn nghĩ.

Thanh cua có nguồn gốc từ Nhật Bản và được gọi là surimi. Surimi có nghĩa là thịt xay. Để làm ra món này, người ta thường xay thịt trắng của cá kết hợp với các loại phụ gia như lòng trắng trứng, dầu, muối, tinh bột...

Nguyên liệu chủ yếu làm ra thanh cua là tinh bột và các chất phụ gia nên nó không thực sự tốt cho sức khỏe người sử dụng.

 

Tiết vịt

4-mon-dung-goi-khi-an-lau-04

Khi đi ăn lẩu vịt, bạn có thể thưởng thức món tiết vịt. Nhưng thông thường, một con vịt không thể cho nhiều tiết như vậy để phục vụ một số lượng khách lớn. Do đó, món tiết có thể được pha trộn bằng tiết của nhiều loại động vật khác. Ngoài ra, không ai có thể dám chắc khâu cắt tiết đảm bảo vệ sinh. Khi bạn không chắc chắn về nguồn gốc và độ an toàn của tiết vịt, tốt nhất không nên ăn chúng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm