Đời sống

Đi bộ càng nhiều sống càng thọ? Sau 45 tuổi, chăm làm 3 điều này còn khỏe hơn cả đi bộ

Người ta thường nói “cuộc sống nằm ở vận động”, muốn duy trì sức khỏe thì phải rèn luyện và bảo vệ cơ thể. Tập thể dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất.

5 thời điểm dù có bẩn tới mấy bạn cũng không nên tắm, nếu không muốn đột quỵ, rút ngắn tuổi thọ / 10 thực phẩm màu đen giàu chất chống oxy hóa bậc nhất: Ăn để kéo dài tuổi thọ, đẹp da, xanh tóc

Mỗi ngày chỉ cần dành từ nửa tiếng đến một tiếng để chạy bộ, tập yoga… mọi người đã có thể giữ gìn vóc dáng và sức khỏe tốt. Cần lưu ý rằng, người trung niên, cao tuổi muốn tránh tổn thương xương khớp thì không nên vận động quá sức của mình.

Để duy trì sức khỏe, người cao tuổi thường chọn đi bộ, một môn thể dục nhẹ nhàng. Đừng thấy đi bộ chậm chạp, vừa nói vừa cười và lượng vận động không lớn, lợi ích đem tới cho cơ thể lại rất vững vàng.

Đi bộ càng nhiều sống càng thọ? Sau 45 tuổi, chăm làm 3 điều này còn khỏe hơn cả đi bộ - Ảnh 1.

Đi bộ thường xuyên là cách gia tăng tuổi thọ. Ảnh: toutiao

Đi bộ càng nhiều, sống càng thọ có đúng hay không?

Cả nam lẫn nữ, từ già tới trẻ đều có thể dễ dàng đi bộ. Chỉ dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chúng ta vừa có thể giãn cơ và kích hoạt cơ, đốt cháy mỡ thừa, lại vừa nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể.

Như vậy, việc đi bộ có tác dụng bổ trợ điều trị tốt các căn bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn tuổi như là bệnh tim mạch, mạch máu não, bệnh tiểu đường…

Đi bộ đúng cách mỗi ngày đối với người trung niên và cao tuổi quả thực có thể kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên cũng cần kiểm soát số bước và tần suất đi bộ phù hợp với thể trạng từng người.

Ngay từ đầu, đừng đặt ra yêu cầu quá cao cho bản thân. Nếu người khác đi bộ 5km, bạn cũng không cần nhất quyết học theo kẻo cuối cùng chẳng những không đạt được sức khỏe mà ngược lại, đầu gối và xương khớp lại trở nên đau nhức, phải làm việc quá độ.

 

Đi bộ càng nhiều sống càng thọ? Sau 45 tuổi, chăm làm 3 điều này còn khỏe hơn cả đi bộ - Ảnh 2.

Một số người nghe được rằng, đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe. Họ tin vào điều đó và bắt đầu làm theo ngay từ những ngày đầu tiên tập thể dục. Hậu quả để lại là chỉ sau vài ngày, khớp gối đã bị tổn thương, người kiệt sức và họ phải nằm liệt trên giường một thời gian dài để đợi cơ thể hồi phục lại.

Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, thể chất có dấu hiệu “xuống dốc”, việc cố đi cho đủ 10.000 bước mỗi ngày không những không có tác dụng kéo dài tuổi thọ mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, thể lực sa sút.

Nên lưu ý rằng, sau khi đến một độ tuổi nhất định, một lượng lớn canxi trong cơ thể bị hao hụt khiến mật độ xương giảm. Xương khớp trở nên mỏng manh, rất dễ bị gãy, nứt nếu vận động gắng sức hoặc bị ngoại lực tác động mạnh.

Đi bộ quá nhiều bước sẽ làm tổn thương khớp gối thêm trầm trọng, chấn thương. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tổn thương sụn, mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp, chấn thương sụn chêm…

Trên thực tế, sau 50 tuổi, làm 3 điều này còn hiệu quả hơn cả đi bộ

 

Ăn uống thanh đạm

Khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của chúng ta sẽ ngày càng giảm theo thời gian. Cộng với thói quen ăn uống không tốt trong thời gian dài, mọi người dễ mắc nhiều bệnh đường tiêu hóa.

Để kéo dài tuổi thọ, nên ăn uống thanh đạm hơn, ăn đều đặn 3 bữa mỗi ngày cùng chế độ ăn ít dầu, ít muối. Tránh xa đồ ăn lạnh, nhiều dầu mỡ, đường, các chất phụ gia và các thức ăn có hàm lượng calo cao. Bên cạnh đó, nên chú ý bổ sung canxi thường xuyên để xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.

Ngâm chân trước khi đi ngủ

Một vấn đề thường gặp ở người trung niên và cao tuổi là họ ngủ ít, ngủ không say giấc. Nhiều người thường thức dậy lúc 4 hoặc 5 giờ sáng, trằn trọc không ngủ thêm được nữa. Việc thiếu ngủ kéo dài, chất lượng suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

 

Đi bộ càng nhiều sống càng thọ? Sau 45 tuổi, chăm làm 3 điều này còn khỏe hơn cả đi bộ - Ảnh 3.

Nên lưu ý kiểm soát nhiệt độ nước khi ngâm chân, nếu để nhiệt độ quá cao dễ gây bỏng da. Ảnh: 163

Do đó, nếu muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ thì nên bắt đầu thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ. Việc này vừa có tác dụng xoa dịu thần kinh, vừa giúp ngủ ngon hơn. Ngâm chân cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch chi dưới hoặc teo cơ.

Bạn có thể cho thêm các loại thuốc bắc, lá ngải cứu, gừng… vào nước ngâm chân để kích thích các huyệt đạo lòng bàn chân, làm giãn cơ và hoạt huyết, giảm gánh nặng hoạt động của mạch máu.

Luôn vui vẻ, lạc quan

Như câu nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, để có được một cơ thể khỏe mạnh thì mọi người trước hết phải giữ cho mình một thái độ sống lạc quan, vui vẻ, ít lo lắng. Đặc biệt là sau tuổi 45, chúng ta nên giữ tâm thái bình an để có thể trì hoãn lão hóa, tránh xa bệnh tật.

 

Người bước vào giai đoạn trung niên mà càng căng thẳng, lo lắng, cáu gắt nhiều thì cơ thể càng nặng nề, dễ mắc bệnh. Ngược lại, nếu chúng ta cười nhiều hơn mỗi ngày, giữ thái độ lạc quan, vui vẻ thì cơ thể sẽ được thư giãn và thoải mái hơn.

Đi bộ càng nhiều sống càng thọ? Sau 45 tuổi, chăm làm 3 điều này còn khỏe hơn cả đi bộ - Ảnh 4.

Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan. Ảnh: bles

Sức khỏe của người lớn tuổi chính là tài sản quý giá nhất của con cháu, không thể mua được bằng tiền bạc. Do đó, kể từ khi bước qua tuổi 45, hãy luôn ưu tiên cho sức khỏe để giữ cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, kéo dài tuổi thọ.

Mặc dù đi bộ là cách tốt để giữ gìn sức khỏe nhưng vẫn cần phải chú ý kiểm soát thời gian và tần suất hoạt động của mình, không nên đòi hỏi quá cao, vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm