Đi du lịch cần làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
Bỏ thêm một thứ vào nồi nấu cơm, hạt nào cũng căng bóng, dẻo ngon lại nhiều chất bổ / Cơm thừa đừng vội đổ, đem trộn với bột giặt đặt ở góc nhà, gián chạy đi hết
Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch nên chỉ ăn uống các loại thực phẩm chế biến đúng cách. Mang theo thuốc và dùng khi cần thiết. Không uống rượu quá nhiều, tránh sử dụng nước giải khát không đảm bảo nguồn gốc.
Đặc biệt với trẻ em, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ trước tiên phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Nên nhắc nhở, giám sát trẻ thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi. Vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc các bề mặt và sau khi đi đường về.
Khi có dấu hiệu bất thường như nôn, tiêu chảy kèm sốt sau khi tiếp xúc với các yếu tố có nghi ngờ cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh bị mất nước nhiều, gây rối loạn điện giải. Trong trường hợp mất điện giải nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cũng nên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo sức khỏe của địa phương nơi đến, tuân thủ các quy định liên quan để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Chỉ mua thực phẩm từ nguồn đáng tin cậy và được công nhận; tránh ăn ở những nơi không đậy thức ăn; tránh ăn ở những nơi thức ăn không được che đậy, vì đây là những nơi vi trùng dễ phát triển.
Nhiều gia đình có thói quen đi du lịch tự nấu nướng thì cần giữ thực phẩm sống tách biệt với thực phẩm ăn liền. Nấu thức ăn đến nhiệt độ an toàn. Dùng nước xà phòng nóng để rửa dao thớt, đồ dùng làm bếp... có thể giúp tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tốt nhất hãy luôn chuẩn bị sẵn cho mình các loại thuốc tiêu hóa như Toplife, Lababa, Omeprazol…., thuốc phòng ngừa cho bệnh tiêu chảy như Becberin, Cloroxit… Khi cảm thấy bụng mình không ổn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc và thực hiện theo.
Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Đi du lịch, nếu chẳng may có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay lập tức nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe.
Gây nôn
Đối với những người có triệu chứng ăn phải thực phẩm nhiễm độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể dùng ngón trỏ đã được rửa sạch ép vào góc lưỡi người bệnh gây nôn hoặc pha nước muối ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể.
Trong quá trình gây nôn cần chú ý:
- Để người bệnh nằm nghiêng; kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ người bệnh tử vong do sặc hoặc ngạt thở.
- Đối với trẻ em, cần khéo léo tránh gây xước cổ họng trẻ.
Có thể giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí giữ cả những mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc
Bù nước
Cần bù nước, cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước vì bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảynhiều lần dẫn đến mất nước. Nghỉ ngơi và có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.
Một số nhóm thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm amoxicillin, ciprofloxacin, azithromycin và metronidazole.
- Thuốc chống nôn và tiêu chảy: Các thuốc chống nôn và tiêu chảy được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Thuốc bổ sung điện giải: Các loại thuốc bổ sung điện giải được sử dụng để giúp thay thế các chất điện giải bị mất đi do tiêu chảy.
- Men vi sinh: Có thể giúp giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, kiểm soát các đợt bệnh do thực phẩm trong tương lai.
Ngoài ra một số loại thực phẩm như gừng và trà gừng có thể giúp làm dịu dạ dày, cũng như các loại trà thảo mộc như bạc hà có thể giúp giảm nôn khan.
Khi sử dụng thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm, có một số lưu ý quan trọng:
- Nếu không chắc chắn về loại thực phẩm gây ngộ độc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và được chỉ định thuốc phù hợp.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc và tuân thủ chính xác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ.
- Dùng thuốc không vượt quá liều lượng được chỉ định, vì có thể gây ra tác dụng phụ và nguy hiểm đến tính mạng.
- Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là nếu đang mang thai hoặc cho con bú, đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần bổ sung đủ nước và dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Sau khi dùng thuốc, cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Theo các chuyên gia y tế, nếu có dấu hiệu bị ngộ độc, biện pháp sơ cứu ngay lập tức là gây nôn, nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, sau đó bù nước bằng orezol. Nếu người bệnh bị sốt, tiêu chảy kéo dài hơn 72 giờ và/hoặc nôn mửa nhiều lần, có dấu hiệu mất nước nặng cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người