Dì trộm “chiếc hộp gia truyền” của ông ngoại, cả họ được trận cười
Chôm chôm tưởng không tốt nhưng lại là 'tiên dược' chữa bách bệnh mà bạn không ngờ tới / Vợ làm Giám đốc thu nhập 3 tỷ mỗi năm nhưng chồng lại là công nhân vệ sinh: Nguyên tắc lạ lùng làm nên hôn nhân hạnh phúc
Từ bé đến lớn đã nhiều lần tôi nghe bà ngoại kể rằng ngày xưa cụ tôi có gia cảnh vô cùng giàu có. Cụ từng sở hữu mấy căn nhà mặt phố cổ, gia nhân đông nườm nượp. Của cải hồi đó của cụ đủ cho con cháu ăn mấy đời không hết. Nhưng sau đó do thời cuộc nên cụ sung gần hết tài sản cho công quỹ, vàng bạc cũng không để lại miếng nào, chỉ còn mỗi căn nhà 3 tầng hiện tại do ông ngoại đứng tên sở hữu.
Ảnh minh họa.
Dù không được thừa kế thứ gì giá trị ngoài căn nhà cũ gần 100 tuổi, song ông bà ngoại tôi vẫn giàu nhờ tài đi buôn. Bà ngoại bỏ mối hàng thuốc bắc cho các cửa tiệm đông y đã hơn 40 năm rồi. Còn ông ngoại thì bán trầm hương và đồ phong thủy. Nhiều người ghen tị với ông bà tôi vì sống trong nhung lụa, con cháu đẻ ra chẳng thiếu thốn thứ gì.
Tôi cũng may mắn không phải lo cơm áo gạo tiền nhờ phúc của nhà ngoại. Ông bà có mỗi 2 cô con gái, mẹ tôi là chị cả, dưới là dì út Kim Oanh. Sau khi lập gia đình riêng thì mẹ tôi mua nhà ở gần ông bà cho tiện qua lại chăm sóc. Còn dì Oanh cưới chồng ở Hải Phòng, 1 tháng lên Hà Nội đôi lần ăn với ông bà bữa cơm.
Dạo gần đây sức khỏe của ông ngoại không được tốt. Từ lần đột quỵ cuối năm ngoái đến giờ ông yếu hẳn. Mẹ tôi qua chăm ông suốt, lần nào về cũng thấy mẹ thở vắn than dài vì lo cho ông.
Biết đời người không tránh được sinh lão bệnh tử nên ông ngoại cũng chuẩn bị kỹ lắm. Đợt tỉnh lại sau đột quỵ, ông đã gấp rút bảo bà ngoại sửa di chúc cho đầy đủ phần con cháu. Năm nay ông cũng hơn 70 rồi, chẳng biết khi nào về đoàn tụ với các cụ nên ông muốn ra đi thanh thản không vướng bận gì.
Bên gia đình tôi không ai có nhu cầu ham muốn tài sản của ông ngoại. Bố mẹ tôi chủ trương ông bà cho gì thì nhận nấy, chính mẹ tôi cũng không biết tài sản của ông bà có những gì. Nhưng dì Oanh thì không nghĩ vậy. Dì có 2 đứa con trai, lúc nào dì cũng lôi chúng nó ra để đòi lấy phần hơn trong tài sản thừa kế.
Mẹ từng cho tôi xem ảnh chụp di chúc của ông ngoại. Ông đã liệt kê đầy đủ tên các con cháu, với tài sản bao gồm vàng, sổ tiết kiệm, đồ cổ, xe cộ và căn biệt thự cũ. Ông chia các khoản khá đồng đều. Mẹ tôi và dì Oanh được nhận phần vàng tiền tương đương nhau. Các cháu bao gồm cả tôi được ông cho mỗi đứa một khoản tiền nhỏ.
Mấy chiếc xe ô tô ông cho phép bán đi. Riêng căn nhà thì ông chuyển quyền sở hữu cho bà ngoại, khi nào bà mất thì bà muốn để lại cho ai cũng được, miễn là con cháu ruột thịt. Ông muốn con cháu phải giữ gìn căn nhà ấy cẩn thận. Tu sửa thế nào cũng được, miễn là còn hương hỏa tổ tiên.
Hôm công bố di chúc có đầy đủ mặt tất cả con cháu. Nhà tôi nghe xong không ai ý kiến gì, mỗi dì Oanh tỏ vẻ không hài lòng lắm. Dì nghi ngờ ông bà không chỉ có từng ấy và cho rằng họ cố ý giữ lại một phần.
Mẹ tôi nhắc nhở dì không nên tham lam quá. Ông để lại cho mỗi người con 9 cây vàng, sổ tiết kiệm cũng tính bằng tiền tỷ. Khoản thừa kế như vậy là quá hời rồi. Kể cả ông còn tài sản giấu đi thì đó là quyền của ông, con cháu không được phép moi móc.
Dì nóng nảy cãi lại mẹ tôi mấy câu. Ông ngoại bảo nếu chưa hài lòng thì dì có thể nhường phần của mình cho người khác. Dì nghe xong vội im luôn, rồi dắt chồng con về Hải Phòng ngay lập tức. Chứng kiến cảnh ấy tôi chỉ thấy buồn cười. Động đến tiền nong quả nhiên không phân biệt máu mủ, dì tôi lộ rõ dã tâm muốn tranh giành phần hơn.
Mà xưa nay các cụ đã bảo rồi. Tham thì thâm. Dì tôi dạo này tích cực về thăm nhà ngoại vì quá ám ảnh với tài sản của ông bà. Vì cái tội tham mà dì được phen xấu hổ, mất hết cả thể diện trước mặt họ hàng.
Hôm qua nhà tôi giỗ cụ, mọi người tề tựu ở nhà ông bà ngoại để làm cỗ như truyền thống bao năm qua. Ai cũng bận rộn góp công góp của vào làm giỗ. Người lớn bận nấu ăn và chuẩn bị thủ tục nghi lễ, đám con cháu chúng tôi thì đứa cắm hoa, đứa bày quả, đứa thì bê mâm bát lên ban thờ cúng cụ.
Nhà đông người đi ra đi vào nên không ai chú ý đến dì Oanh. Có mỗi tôi vô tình phát hiện ra dì mở cửa phòng ông ngoại xong lén chui vào đó. Tôi âm thầm bảo mẹ mở camera xem, thấy dì lục lọi khắp nơi trong phòng ngoại. Lát sau dì moi được cái hộp gỗ khảm trai nhỏ từ tủ quần áo. Nhìn mặt dì hí hửng như vớ được vàng.
Hình như cái hộp có khóa nên dì lại bới tung phòng ông lên. Cái chìa để ngay trên bậu cửa sổ, chắc ông sợ tuổi già lú lẫn nên không giấu kỹ. Thấy dì định mở hộp ra, mẹ tôi liền lớn tiếng gọi dì để sai việc. Dì giật mình giấu vội cái hộp vào túi xách.
Lúc ngồi xuống ăn dì Oanh cứ ôm khư khư cái túi. Mẹ con tôi nhìn nhau cười, đoán chừng kiểu gì cũng có chuyện hay để xem. Y rằng lát sau ông ngoại tá hỏa hỏi có đứa nào thấy cái hộp gỗ của ông không. Chẳng ai biết đến sự tồn tại của cái hộp ấy ngoài bà ngoại, bà cũng lo lắng bảo ông nghĩ kỹ xem có quên ở đâu không.
Tôi để ý thấy nét mặt dì Oanh vẻ phấn khởi lắm. Có khi nào trong hộp là đồ quý thật không nhỉ? Mẹ con tôi nhìn nhau thắc mắc, và đáp án cũng xuất hiện ngay sau đó.
Mọi người hỏi trong hộp đựng cái gì thì ông ngoại nhất quyết không nói, chỉ bảo con cháu đi tìm ngay hộ ông. Dì Oanh ung dung ngồi gắp đồ ăn vụng, giả bộ như không biết gì. Ai ngờ thằng con út của dì nghịch ngợm mở cái túi xách ra. Nó reo lên khi móc được cái hộp ra ngoài khiến mọi người đổ dồn chú ý vào dì Oanh.
Lúc ấy dì vẫn bình tĩnh lắm. Với thái độ không một chút xấu hổ, dì đắc ý bảo đó là thứ dì vô tình tìm thấy thôi. Dì còn nói “Đồ của bố cũng là đồ của con”. Ý của dì là không muốn trả lại cho ông ngoại.
Bà tôi thở dài kêu con gái út mở hộp ra. Dì Oanh cũng không phản đối, lấy chìa mở hộp tự nhiên như đúng rồi. Có lẽ dì nghĩ trong hộp đựng vàng bạc châu báu chăng. Nhưng sự thật bên trong chỉ có mỗi… hàm răng giả của ông ngoại!
Mấy chục con mắt nhìn chằm chằm vào tay dì Oanh. Đến khi thấy hàm răng giả hiện ra thì ai nấy bò lăn ra cười. Có mỗi dì Oanh mặt tái xanh tái xám, còn lặp đi lặp lại câu hỏi “Tại sao lại thế?”.
Ông tôi già rồi làm gì còn răng đâu. Phải có răng giả thì ông mới ăn cỗ được! Dì Oanh theo dõi ông ngoại một thời gian, thấy ông hay vào phòng tìm hộp gỗ quý ấy nên tưởng trong đó có của báu gì. Cái hộp đúng là đồ gia truyền thật, nhưng dì tôi không bao giờ ngờ bên trong nó chứa đựng sự xấu hổ dành riêng cho dì.
Bị cả họ cười chê nên dì Oanh ức lắm. Dì bỏ luôn bữa cỗ và bắt chồng con đi về Hải Phòng luôn. Ai mà tin nổi con gái đi trộm răng giả của bố vì tưởng là của quý cơ chứ!
End of content
Không có tin nào tiếp theo