Đổ xô đi bơi ngày nắng nóng, bác sĩ cảnh báo những điều cần biết để không rước bệnh vào người
Các vấn đề sức khỏe có thể gây ra trầm cảm / Tác dụng tuyệt vời của cây hương thảo đối với sức khỏe
Tắm sau khi đi bơi
Hóa chất trong hồ bơi có thể khiến cho da bị khô và nhiễm trùng do vậy nên cần tắm gội lại ngay sau khi bơi xong bằng nước và xà phòng. Bằng cách này bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ ảnh hưởng của nước trong bể bơi với da và tóc.
Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước trước khi bơi ít nhất 30 phút trước khi bơi. Điều này giúp giữ cho cơ thể không bị mất nước.
Đeo kính bơi
Bể bơi là nơi có rất nhiều hóa chất, các chất thải, chất bẩn gây hại cho cơ thể. Vì thế, ngoài đồ bơi bạn cũng nên chuẩn bị kính bơi. Kính bơi sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi clo trong nước ở bể bơi giúp bạn tránh các bệnh về mắt.
Viêm "vùng kín" vì mặc đồ ướt quá lâu
Do ảnh hưởng vùng áp thấp nóng phía Tây, miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm gây không ít khó khăn trong sinh hoạt đối với người dân. Để đối phó lại với thời tiết như hiện nay rất nhiều người tìm đến các bể bơi vào các buổi chiều để “giải nhiệt”.
Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, tại công viên nước Hồ Tây, một số bể bơi trong khu vực nội thành luôn đông nghẹt người mỗi buổi chiều về. Thậm chí, nhiều người dân còn chọn Hồ Tây, Hồ Linh Đàm… làm nơi tắm mát trong những ngày nắng nóng.
Việc người dân tìm mọi cách giải nhiệt trong điều kiện thời tiết như hiện nay là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên nếu không có phương pháp bảo vệ cơ thể, đi tắm không có đồ bảo hộ hoặc tắm ở những nơi nguồn nước không đủ điều kiện tiêu chuẩn sẽ gây hệ lụy rất lớn đối với sức khỏe.
Chủ quan có thể gây điếc tai khi đi bơi
Đối với các bệnh da liễu, TS.BS Phạm Thị Minh Phương (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, trong quá trình thăm khám BS Phương đã gặp không ít trường hợp đi bơi mắc bệnh phải đến viện điều trị. Nguyên nhân bắt nguồn từ nước bể bơi không sạch hoặc là do dị ứng từ các loại hóa chất có trong nước, điển hình như hóa chất chlorine.
Để phòng bệnh khi đi tắm ở bể bơi TS Phương cho rằng, mọi người nên chọn bể bơi có mật độ người đến tắm thấp, nhằm giảm sự lây nhiễm. Ngoài ra, cần chọn các bể bơi có nơi tắm dội trước và sau bơi và bể bơi đó phải thường xuyên được kiểm tra, thay nước…
Một căn bệnh cũng rất hay gặp khi đi bơi đó là viêm tai ngoài, nguyên nhân là do khi bơi ngụp lặn trong môi trường nước, dù nước sạch hay bẩn cũng có nhiều vi khuẩn xâm nhập vào tai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức