Đời sống

Độc lạ phiên chợ 'Âm - Dương' ở Bắc Ninh

Tối 1/2/2025, tại khu phố Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh diễn ra lễ khai hội làng Xuân Ổ - phiên chợ Âm dương.

Cuối tuần đại phát (1-2/2/2025): 3 con giáp tiền vào như nước, sự nghiệp thăng hoa / Người đẹp cao 1m3 kết hôn với chàng trai cao 1m48, sau khi kết hôn người chồng đột nhiên cao lên nhưng họ lại chia tay trong mối quan hệ không mấy tốt đẹp

Chợ Âm Dương - nơi "mua may, bán rủi", nằm tại Làng Ó (khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Theo tương truyền, mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 Tết.

cho am duong

Phiên chợ Âm Dương

Phiên chợ Âm Dương còn mang ý nghĩa tâm linh, tạo cơ hội cho người chết và người sống gặp nhau, trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của người dân Kinh Bắc.

Theo Ban tổ chức, lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi lễ truyền thống bao gồm đám rước và tế lễ.

Theo tục lệ của địa phương, việc rước sẽ được diễn ra từ chiều 4 tháng Giêng. Địa phương chuẩn bị các đồ rước, ngày 5 tháng Giêng sẽ tiến hành rước Thánh từ nghè về đình để tế lễ theo phong tục truyền thống.

cho am duong2

Lễ dâng hương diễn ra từ 17-18 giờ ngày 4 tháng Giêng bao gồm lễ dâng hương của chính quyền địa phương diễn ra tại các di tích Đình, Đền, Chùa Xuân Ổ, phường Võ Cường.

 

Sau đó sẽ diễn ra lễ mở chợ. Nghi lễ mở chợ tổ chức cúng cầu cho nhân dân mong một năm quốc thái dân an.

Phần hội diễn ra từ 20 giờ đến rạng sáng hôm sau. Sau nghi lễ mở chợ là các hoạt động trải nghiệm, trao đổi hàng hóa, "mua may, bán rủi"... theo nghi thức chợ Âm dương xưa.

Theo tục lệ mặt hàng bán tại chợ Âm dương là gà đen. Cùng với đó, là các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực của địa phương, các mặt hàng thiết yếu với người dân... các sản phẩm được chứng nhận OCOP của thành phố.

cho am duong3

Một hoạt động không thể thiếu là hát Quan họ trên sân khấu, hát giao duyên giữa các làng Quan họ như Hòa Đình, Khả Lễ, Đào Xá, Thị Cầu, Ném, Đống Cao, Bịu, Lim, Hòa Đình, Khả Lễ, Bồ Sơn, Viêm Xá...

 

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43 sau Công nguyên), nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) thì gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về chiến trường xưa tưởng nhớ người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.

Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng mùng 5 tháng Giêng âm lịch cho người dưới âm lên gặp người thân của mình trên trần gian. Từ đó, sinh ra chợ Âm Dương.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm