Du lịch

Lễ hội Trỉa lúa, Lễ hội Hò Thuốc cá được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Lễ hội Trỉa lúa, Lễ hội Hò thuốc cá

Đà Nẵng: Truy tố hình sự nếu trốn tránh khai báo, xét nghiệm, cách ly, mà dương tính với SARS-CoV-2 / Quảng Ninh triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống Covid-19, chuẩn bị cho học sinh trở lại trường từ 1/3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định số 607/QĐ-BVHTTDL (ngày 3-2-2021), công bố đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. “Hò Thuốc cá”, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian). Hò Thuốc cá là làn điệu dân ca đặc trưng của người Nguồn ở Huyện Minh Hóa, bắt nguồn từ nghề thuốc cá tập thể khi giã, hoặc đâm nhỏ rễ cây “tèng” rồi chế thành thuốc thả xuống khe, suối để bắt cá.

Hò thuốc cá- di sản văn hóa phi vật thể

Hò thuốc cá - di sản văn hóa phi vật thể.

Lễ hội Trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều (ở xã Trường Sơn, Huyện Quảng Ninh) diễn ra từ ngày 11 đến 14/7 âm lịch. Đây là một lễ hội trọng đại trong năm, để cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng.Lễ hội Trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều (ở xã Trường Sơn, Huyện Quảng Ninh).Lễ hội Trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều (ở xã Trường Sơn, Huyện Quảng Ninh)

Lễ hội Trỉa lúa được tái hiện của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều (ở xã Trường Sơn, Huyện Quảng Ninh- Quảng Bình).

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Bình đã có 6 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những di sản này góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Bình ngày càng phong phú và phát triển.

Thanh Loan
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm