Ly cà phê Taiwan
Diện tích cà phê của người bộ tộc Lalauya không nhiều, chỉ khoảng 4 ha. Ở độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, buổi sáng mát mẻ và cường độ ánh nắng cao, buổi chiều có mưa, độ ẩm dồi dào, đây vùng đất đặc biệt thích hợp cho cây cà phê.
Vùng núi A Lý là nơi thích hợp cho cây cà phê phát triển.
Từ thời còn là thuộc địa của Nhật Bản, vùng đất này của núi A Lý đã là vùng sản xuất cà phê chủ yếu của Đài Loan. Người Tsou trồng chủ yếu cà phê arabica và cà phê geisho – những giống cà phê nổi tiếng được nhập từ Panama.
Ông Phương Chính Luận ở trang trại Zou Zhuyuan cho biết: “Ngoài giống cây và điều kiện thổ nhưỡng, thiên nhiên thì hương vị cà phê Đài Loan được định hình từ khi thu hoạch, xử lý hạt. Mỗi cách xử lý hạt khác nhau sẽ tạo ra những loại hương vị cafe khác nhau”.
Ông Phương Chính Luận giới thiệu các cách chế biến cà phê của trang trại.
Do diện tích nhỏ, sản lượng chỉ đạt 454.000 gram/vụ nên cà phê của bộ tộc Lalauya được bán rất đắt theo hình thức đấu giá. Vì vậy, không phải ai cũng có thể dễ dàng thương thức ly cà phê Lalauya Alishan.
Thổ nhưỡng, thời tiết và cách chế biến độc đáo của người Tsou đã đem lại hương vị độc đáo của cà phê Đài Loan.
Diện tích cà phê tuy nhỏ nhưng người dân vẫn làm nên thương hiệu cà phê Đài Loan.
Du khách thưởng thức cà phê vừa được ngắm khung cảnh hùng vĩ của núi rừng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo