Đời sống

Dùng ấm siêu tốc kiểu này vừa "đốt" tiền điện vừa gây nguy hại tính mạng cho cả nhà

Dưới đây là những sai lầm tai hại khi sử dụng ấm siêu tốc mà bạn cần loại bỏ ngay lập tức nếu không muốn rước hoạ vào người.

4 sai lầm tai hại khi uống trà khiến bạn dễ bị “say”, nhất là điều thứ 2 cực kỳ nguy hiểm / Ăn bí đao đừng dại mà "dính phải" sai lầm tai hại này, cẩn thận rước bệnh vào người mà không biết

Nấu nước liên tục

Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Nấu nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm siêu tốc quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh. Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.

Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động, dù có cắm phích điện vào nguồn nhưng không thấy đèn báo sáng. Bạn cần phải chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới sử dụng tiếp được.

Đun lượng nước không theo mức quy định của nhà sản xuất

Nếu đun nhiều nước quá sẽ khiến nước sôi trào ra ngoài thành bình, chảy xuống mâm nhiệt gây chập điện. Nếu đun lượng nước quá thấp, khi nước sôi sẽ dễ bị cạn và đóng cặn dưới đáy bình thậm chí là xảy ra hiện tượng cháy, chập điện rất nguy hiểm.

sai lam khi dung am sieu toc-phunutoday
Ảnh minh họa

Bất kỳ bình đun siêu tốc nào cũng có vạch hạn mức lượng nước cao nhất và thấp nhất cần thiết để đun. Vạch dược ký hiệu gạch ngang và chia theo ml. Bên cạnh vạch cao nhất và thấp nhất có từ "Max" và "Min" (biểu thị lớn nhất và nhỏ nhất). Bạn có thể quan sát dễ dàng vạch trên thân bình để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Hành động sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rờ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.

Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn

Ấm siêu tốc được tạo ra để đun nước chứ không có tác dụng nấu ăn như luộc trứng, nấu canh hay đun sữa… Việc sử dụng ấm cho các việc khác khiến cặn đóng vào thành ấm, giảm tuổi thọ sản phẩm mà thức ăn nấu ra sẽ không được chín hẳn.

 

Sử dụng ấm đun nước bị đóng cặn

Khi ấm bị đóng cặn sẽ làm giảm khả năng nhận nhiệt từ mâm nhiệt, khiến thời gian đun nước lâu hơn. Ngoài ra, cặn bám quá nhiều có thể khiến rơ le cảm biến nhiệt hỏng khiến ấm đun tự ngắt ngay cả khi nước chưa được đun sôi.

Vì vậy, sau 1 thời gian dùng, bạn cần làm sạch bên trong bình, tẩy sạch các cặn bám để sử dụng an toàn và tăng độ bền cho bình.

Đổ cạn nước trong ấm sau khi sôi

Sau khi nước sôi, chúng ta hay có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Việc làm này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt. Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Do đó, nên để khoảng 20 ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.

 

Đổ hết nước ra khỏi bình ngay sau khi sôi

Nước sôi - trút hết nước từ ấm đun vào bình đựng nước - Đây là thói của rất nhiều người. Thực tế đây là việc làm sai lầm, cần phải khắc phục ngay nếu bạn muốn bình đun nước nhà mình bền đẹp theo thời gian.

Khi nước đạt 100 độ C, bình đun siêu tốc sẽ tự ngắt điện nhưng ở bên trong mâm nhiệt vẫn tỏa nhiệt. Nếu ngay lập tức đổ hết nước trong bình ra sẽ làm mâm nhiệt thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến giảm tuổi thọ của mâm nhiệt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm