Đời sống

Dùng cam thảo hàng ngày có tốt cho sức khỏe?

Cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y, thậm chí được làm thức uống hàng ngày bởi những lợi ích của nó đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo không đúng cách hoặc thường xuyên sẽ gây ra những nguy cơ có hại cho cơ thể.

Mẹ chồng bắt tôi góp 3 triệu mỗi tháng để trả nợ cho anh chồng / Thấy căn cước công dân của con dâu tương lai, tôi nổi giận đuổi thẳng cô ta ra khỏi nhà và cấm không được quay trở lại

Có thể gây vô sinh

Cam thảo được dùng nhiều cùng nhân trần, lá vội, nụ vội, các loại trà thảo dược… cho dễ uống, giải độc, mát gan.Đặc biệt, nhiều người bị béo phì hoặc các bệnh bị kiêng đường còn sử dụng cam thảo làm chất ngọt thay đường, cho thế là tốt cho sức khỏe mà không biết nếu sử dụng hằng ngày lại có hại.

Nam giới muốn có đời sống tình dục khỏe mạnh không nên dùng nhiều cam thảo. Bởi đây chính là nguyên nhân hạ testosterone. Mức testosterone thấp có thể ảnh hưởng tới sinh lực và thậm chí làm tăng nguy cơ các vấn đề về sinh lý.

Dùng cam thảo hàng ngày có tốt cho sức khỏe?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ủy ban châu Âu đã đưa ra khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3g rễ cam thảo khô), bởi chất glycyrrhizine có trong cam thảo làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới.

Một nghiên cứu đã công bố với 20 nam giới khỏe mạnh uống chất chiết xuất từ rễ cây cam thảo (tương đương với 400mg axit glycyrrhizic) mỗi ngày trong 10 ngày.

Chính chất này làm cho cam thảo có vị đặc biệt, được sử dụng trong các phương thuốc thảo mộc phổ biến, một số tân dược, thuốc lá và được tìm thấy trong kẹo, kem đánh răng.

Đặc biệt, một số kẹo cao su có thể chứa tới 24g axit glycyrrhizic, trong khi một số loại chè thảo mộc chứa tới 450mg/l. Sau 10 ngày, các nhà nghiên cứu lấy máu của những người này để xét nghiệm thì thấy hormone giới tính nam của những người này thấp hơn nhiều so với bình thường.

Dễ nhiễm độc

 

Cam thảo là một vị thuốc bổ khí, có tác dụng nâng đỡ chân khí trong cơ thể, chống suy nhược, mệt mỏi. Trong phương thuốc cổ truyền, cam thảo là vị thuốc lành, giữ vai trò là "tá", nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, cho nên mới nói "thập phương cửu thảo" (hàm ý nhiều đơn thuốc đông y dùng cam thảo).

Theo đông y, cam thảo có tính vị bình hòa, có công dụng bổ hư tổn, thông 12 kinh mạch, giải trừ độc tính và điều hòa các vị thuốc…

Thế nhưng, nếu sử dụng cam thảo lâu, nhất là dùng thay đường sẽ gây độc: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và phù thũng.

Gây đột quỵ

Trong cam thảocó chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrrhizine, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu.

 

Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrrhizine gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrrhizine một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Chất glycyrrhizine trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali và đôi khi dẫn đến tim ngừng đập. Phụ nữ ăn nhiều cam thảo (khoảng 0,2mg/ngày) có nguy cơ bị cao huyết áp dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, việc hấp thu nhiều glycyrrhizine trong cam thảo sẽ gây sụt giảm kali, dẫn đến xương yếu, dễ gãy. Vì thế, không nên dùng cam thảo khi bị rối loạn chức năng gan, yếu thận, cao huyết áp, sẩy thai...

Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước cam thảo

 

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết ápvà viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.

Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

 

Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo... thay nước lọc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm