Đừng để con sợ hãi
Ngất xỉu khi thấy chồng vào nhà nghỉ với 'bạn trai' / Vợ đưa 2 tỷ để chồng chấp nhận đứa con vừa mới chào đời
Chị Đào ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội có quan điểm trong việc nuôi dạy con mỗi khi con khóc là hãy mặc kệ chúng, “khóc chán rồi nín” chứ không dỗ dành. Bởi theo chị, càng dỗ dành trẻ càng hư, càng khó bảo.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chị Đào cũng mặc kệ được. Lâm, con trai chị Đào năm nay lên 5 tuổi. Mặc dù chỉ còn một năm nữa là đã đến tuổi đi học tiểu học Lâm vẫn thường xuyên khóc ăn vạ. Đòi cái gì đó mà bố mẹ không cho là cậu bé lăn quay ra khóc ăn vạ hàng tiếng đồng hồ. Dỗ không được, đánh cũng không xong nên cuối cùng chị Đào dùng phương pháp “mặc kệ”. Nhưng có lần chị kệ được, có lần không. Không ít lần vì con khóc quá lâu, quá to đã khiến cho chị Đào hết khả năng chịu đựng được. Chị điên tiết và hệ quả là con bị một trận đòn vào mông. Nhiều lần hai mẹ con chị cùng gào khóc khiến hàng xóm tưởng gia đình chị xảy ra chuyện gì. Đến khi hỏi ra mới biết lỗi là do cậu con trai khóc ăn vạ.
Vì lo chuẩn bị tâm lý cho con bước vào tiểu học vào năm sau nên chị Đào đã đưa con đến Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam. Sau mấy buổi “làm việc” với trẻ bằng việc cho trẻ vẽ tranh, các chuyên gia đã tìm ra được nguyên nhân khiến cho cậu bé Lâm trở nên khó bảo, hay ăn vạ là do cậu cảm thấy sợ hãi bố mẹ bỏ rơi mình. Trong một test về tâm lý khác thì thấy rằng, chỉ số về nhu cầu được yêu thương ở bé rất lớn, vượt trội so với các chỉ số nhu cầu khác. Khi chuyên gia hỏi thì chị Đào kể rằng, nhiều lần vì muốn con thôi khóc chị đã dọa “nếu còn tiếp tục khóc sẽ đuổi con ra khỏi nhà”. Vừa dọa chị vừa bế con ra ngoài rồi vào nhà đóng cửa lại, cho con khóc một mình.
Chuyên gia giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương, người sáng tập Tomato childern’s Home từng kể một câu chuyện tương tự. Đó là chuyện của một cậu bé Việt Nam 1 tuổi được mẹ rèn cho ngủ riêng. Mẹ để bé vào một phòng riêng, đêm dậy không thấy mẹ, bé khóc rất dữ dội. Bé càng khóc, mẹ càng trốn vào một phòng khác. Bé đi quanh trong nhà tìm mẹ, bé chỉ thấy đôi dép của mẹ ở nhà, nhưng không thấy mẹ đâu. Sau đó trở đi bé vô cùng sợ hãi.
Cũng với mục đích muốn con vâng lời, không ít bậc phụ huynh thường dùng biện pháp đe nẹt, dọa nạt khiến cho trẻ sợ mà vâng lời. Ví dụ, khi trẻ không chịu ăn thì dọa “không ăn là chú công an sẽ bắt đấy”, “không ăn thì đi học nhé”; “không chịu ăn thì cô giáo cho ăn vậy”… Hoặc khi trẻ tò mò chơi chỗ nguy hiểm, bố mẹ sẽ dọa “ma đấy, đừng đến”. Hay những kiểu dọa thường thấy như “ma kìa”, “ông ba bị kìa”… Mục đích những kiểu dọa nạt này là bố mẹ muốn đứa trẻ sợ mà dừng lại hành động của chúng. Cách dạy trẻ làm cho đứa trẻ sợ không phải là cá biệt mà khá phổ biến ở các bậc phụ huynh. Nhiều người còn có quan điểm, con cái là phải sợ bố mẹ, cũng là đồng nghĩa với việc trẻ biết vâng lời.
Con trẻ sẽ rất khó… tự lập nếu sợ hãi từ tấm bé
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc bố mẹ bằng hình thức này hay hình thức khác khiến cho đứa trẻ sợ hãi là cách dạy con phản giáo dục. Bởi khi đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ trở nên tự ti, nhút nhát và rất khó tự lập. Việc bố mẹ dạy con tự lập theo cách để con mặc kệ “khóc chán sẽ nín” cũng không hoàn toàn đúng. Nếu đứa trẻ khóc ăn vạ, bố mẹ phải giải thích cho con rõ hành vi ăn vạ, sau đó đưa ra vài 3 điều để bé được lựa chọn. Trong khi đưa ra những điều kiện để bé lựa chọn, bố mẹ nên gợi ý những điều lựa chọn hấp dẫn khác để kéo sự chú ý của bé ra khỏi mục tiêu mà bé đang đòi hỏi. Trong quá trình “giao kèo” với trẻ, bố mẹ phải vô cùng nghiêm khắc nhưng vẫn cho bé hiểu rằng về tình yêu thương con chứa chan của mình.
Chuyên gia Nguyễn Thúy Uyên Phương cho rằng, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có nhu cầu tự lập, đó là nhu cầu tất yếu của con người mà không cần phải dạy. Song trẻ chỉ có nhu cầu tự lập khi trẻ yên tâm rằng mình được yêu thương đủ đầy. Nếu trẻ sợ mất ba, mất mẹ và bất an thì không thể tự lập. Thực tế thì cha mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên biết sống tự lập, dũng cảm, can trường. Thế nhưng mỗi ngày trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ đã vô tình gieo rắc vào tâm lý con trẻ những nỗi sợ hãi vô hình ngay từ tấm bé.
Vì thế, theo chuyên gia Nguyễn Thúy Uyên Phương, trong 3 năm đầu đời, cha mẹ hết sức cẩn trọng trong việc áp đặt biện pháp kỷ luật thép với con. Phải luôn chắc rằng con được yêu thương đủ đầy. Tức là, hãy dành thời gian để gần gũi, chia sẻ, trò chuyện với con thay vì hà khắc, bắt phạt. Đó cũng chính là cách thức giáo dục mà cha mẹ Nhật đang thực hiện một cách vô cùng hiệu quả. Cha mẹ Nhật hiểu rằng, trẻ chỉ có nhu cầu tự lập khi cảm nhận được rằng mình đang được yêu thương đủ đầy. Nếu sống trong tâm trạng sợ mất cha, mất mẹ và luôn thấy bất an thì không khi nào con có thể tự lập. Nhiều cha mẹ Việt áp đặt các biện pháp hà khắc để con được bằng "con người ta", nhưng cha mẹ Nhật lại đề cao việc dạy con tự lập thay vì áp đặt.
Khi dọa nạt con, các bậc cha mẹ vô tình quên mất rằng giữa việc “sợ” và “ý thức” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Việc dọa cho trẻ sợ chỉ làm những đứa trẻ lớn lên với sự sợ hãi mơ hồ như sợ ma, sợ chú công an, sợ đi học, sợ thầy cô giáo… Lớn hơn thì sợ rớt đại học, học đại học lại sợ ra trường thất nghiệp... Đi làm thì sợ phát biểu trước đám đông, sợ sếp… Chính sự sợ hãi đó đã vô tình bóp nghẹt sự tự tin, sáng tạo cũng như tự quyết định tương lai ở mỗi người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Mẹ chồng tuyên bố chi 100% tiền mua chung cư, nhưng câu nói "vạ miệng" của cô út làm tôi bàng hoàng
Nàng dâu bị mẹ chồng "sạc" nảy lửa sau khi nâng mũi, cú phản đòn bất ngờ khiến bà phải "xuôi"