Đừng để khoai tây trong tủ lạnh: Làm theo cách này khoai để lâu vẫn tươi ngon, không mọc mầm
Cách làm gỏi gà măng cụt đơn giản nhất / Trồng kim tiền cứ cho cây ‘ăn’ 4 thứ này: Lá xanh mướt, ra hoa rước lộc về nhà
Giữ khoai tây khô ráo
Muốn bảo quản khoai tây được lâu, bạn phải giữ cho khoai thật khô ráo. Khoai tây mua về không cần rửa với nước. Nếu khoai dính nhiều đất cát thì dùng khăn khô lau nhẹ cho sạch. Để nước dính vào khoai sẽ khiến độ ẩm tăng lên, làm khoai dễ mọc mầm, thúc đẩy sự phát triển của nấm, vi khuẩn.
Để ở nơi thoáng khí
Ảnh minh họa.
Khoai tây cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, có sự lưu thông không khí tốt, ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm để tránh mọc mầm, hư hỏng. Nếu không khí không được lưu thông, hơi ẩm thoát ra từ khoai tây sẽ tích tụ bên trong hộp đựng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, làm khoai nhanh hỏng hoặc mọc mầm.
Bạn nên để khoai tây trong giỏi hoặc túi giấy, túi lưới để không khí có thể lưu thông tốt.
Để ở nơi mát mẻ, không có ánh sáng
Để bảo quản khoai tây được lâu, bạn nên để khoai ở nhiệt độ 7-12,5 độ C. Trong điều kiện thông thường, bạn chỉ cần để khoai ở nơi thoáng mát và không có ánh sáng chiếu trực tiếp như gầm tủ bếp… là đủ để giữ khoai trong thời gian dài mà không sợ bị mọc mầm.
Không để khoai tây trong tủ lạnh
Khoai tây là thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Ở nhiệt độ quá thấp, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển hóa thành đường khử, làm thay đổi hương vị của khoai.
Trường hợp muốn bảo quản khoai trong thời gian dài, bạn cần cắt khoai thành miếng vừa ăn, luộc sơ rồi để ráo nước. Sau đó cho khoai vào ngăn đá hoặc tủ đông.
Không để khoai tây chung với hành tây và các loại hoa quả khác
Khoai tây nên được bảo quản riêng, tránh xa hành tây, táo, chuối và các loại hoa quả có thể sinh ra khí ethylene. Bảo quản khoai tây cùng các loại củ quả này sẽ khiến khoai nhanh mọc mầm và bị mềm.
Kiểm tra định kỳ
Trong quá trình bảo quản, bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của khoai tây. Nếu thấy các dấu hiệu mọc mầm, thối thì nên loại bỏ củ khoai hỏng để không làm ảnh hưởng đến chỗ khoai tây còn lại.
Dấu hiệu một củ khoai cần loại bỏ:
– Vỏ xanh: Vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh là dấu hiệu cho thấy nó tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có chút xanh thì có thể cắt bỏ hết phần bị xanh trước khi nấu.
– Khoai mọc mầm: Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Chất này có thể gây ra ngộ độc. Do đó, khi thấy khoai tây mọc mầm kèm theo vỏ xanh, thịt khoai mềm thì không nên sử dụng.
– Khoai bị thối: Khoai mềm nhũn, có mùi lạ thì cần vứt bỏ ngay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ