Đừng làm 3 điều sau đây khi dùng máy giặt, thiết bị vừa nhanh hỏng, quần áo giặt không sạch, không thơm
Cách giặt cà vạt đúng chuẩn mà không làm hỏng dáng cà vạt / Đổ giấm vào máy giặt tưởng vô lý nhưng kết quả khiến ai cũng phải thán phục
Nhắc tới những thiết bị điện tử, đồ gia dụng quen thuộc, có mặt trong hầu hết mọi gia đình, chắc chắn không thể bỏ quên cái tên máy giặt. Thiết bị này giúp giải phóng sức lao động cho con người trong công việc vệ sinh, giặt giũ quần áo hay các đồ dùng bằng vải trong nhà, tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả tối ưu.
Cách sử dụng máy giặt cũng được xem là khá đơn giản. Chỉ cần thao tác với các nút bấm trên bảng điều khiển điện tử, gắn liền với thiết bị. Người dùng có thể tùy chọn chế độ giặt, thời gian giặt sao cho phù hợp với loại trang phục hoặc các nhu cầu cá nhân khác. Trung bình, mỗi gia đình sẽ sử dụng máy giặt khoảng 2-3 ngày một lần, tùy vào số thành viên trong gia đình, tương ứng với số quần áo cần làm sạch. Thậm chí cũng có những lúc máy giặt được sử dụng đều đặn hàng ngày.
Máy giặt là thiết bị quen thuộc trong mọi gia đình hiện đại (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, dù là một thiết bị quen thuộc song không phải lúc nào máy giặt cũng được sử dụng đúng cách. Các chuyên gia chỉ ra, có một số sai lầm của người dùng có thể khiến máy hoạt động kém hiệu quả, suy giảm tuổi thọ hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các hỏng hóc không đáng có.
Ao World, một nhà phân phối các thiết bị gia dụng, điện lạnh gia đình hoạt động tại Anh, Đức và Hà Lan thành lập từ năm 2000 dưới đây đã đưa ra lời khuyên về 3 thói quen sai lầm và được xem là phổ biến nhất trong các gia đình.
1. Cho quá nhiều đồ vào máy giặtSai lầm đầu tiên đượcAo Worldchỉ ra đó là cho quá nhiều đồ vào máy giặt, thậm chí quá tải của máy. Nhiều người dùng thường có thói quen "tiện" giặt một lần thì cố gắng cho nhiều đồ nhất có thể vào máy, thậm chí đầy toàn bộ không gian của lồng giặt hoặc quá tải so với khối lượng giặt được quy định của thiết bị.
Việc cho quá nhiều quần áo vào máy giặt sẽ khiến chúng không thể được làm sạch tốt. (Ảnh: Ao World)
Các chuyên gia giải thích, việc làm này sẽ khiến quần áo không thể chuyển động khi máy giặt hoạt động, không thể quay theo guồng xoay của dòng nước và những chất tẩy rửa như bột giặt sẽ không thể tan. Từ đó, việc giặt quần áo sẽ không được hiệu quả.
Tất cả các loại máy giặt đều được quy định một khối lượng giặt riêng. Tuy nhiên, khối lượng này là tổng khối lượng đồ giặt khô tối đa mà máy có thể xử lý trong một lần hoạt động. Ví dụ đối với máy giặt 7kg, bạn chỉ được phép giặt tối đa một lần 7kg quần áo khô, khi chưa có nước. Bởi sau khi cho quần áo khô vào lồng giặt, máy sẽ xả thêm nước đến 1 mức nhất định rồi mới bắt đầu quá trình giặt.
Vì vậy tốt hơn hết các chuyên gia khuyến cáo rằng, người dùng chỉ nên cho lượng quần áo bằng 70-80% khối lượng giặt, hoặc đầy khoảng 2/3 lồng giặt. Ví dụ cũng với chiếc máy giặt 7kg, khối lượng đồ được đưa vào máy chỉ nên ở mức 5-6kg.
Chỉ nên cho số quần áo bằng 70-80% khối lượng giặt của máy, hoặc đầy 2/3 lồng giặt (Ảnh minh họa)
Sai lầm thứ 2 được Ao khuyến cáo người dùng không nên thực hiện đó là lạm dụng các chế độ giặt lạnh với nhiệt độ thấp của máy giặt. Ở một số dòng máy giặt, người dùng có thể lựa chọn chế độ này thông qua các nút bấm hoặc lựa chọn nhiệt độ nước để giặt quần áo.
Tuy nhiên, mức nhiệt thấp nhất các chuyên gia khuyên chỉ là ở mức 30 độ C. Trong khi đó, các chế độ giặt lạnh cho phép nhiệt độ giặt xuống tới chỉ còn 20 độ C. Việc nhiệt độ nước quá thấp sẽ khiến bột giặt hay các chất tẩy rửa hòa tan chậm, hoặc không thể hòa tan. Từ đó hiệu quả làm sạch quần áo của thiết bị sẽ không được tối ưu. Ngoài ra việc giặt đồ với nhiệt độ phù hợp sẽ giúp trang phục được bền, đẹp lâu hơn.
Không lạm dụng hoặc tốt nhất không nên sử dụng chế độ giặt lạnh của máy giặt (Ảnh: Ao World)
Dưới đây cũng là một số mức nhiệt độ phù hợp với từng loại vải, trang phục khác nhau, người dùng có thể tham khảo:
- 30 - 40 độ C: Phù hợp với chất liệu vải mỏng, dễ phai màu, dễ rách và đồ lên
- 40 - 60 độ C: Phù hợp cho đồ len, chăn màn, ga giường, vải cotton và chất liệu lông cừu (40 độ C); khăn tắm, đồ lót và vải sợi tổng hợp; vải lanh, vải bông và các loại vải hỗn hợp (60 độ C).
- 60 - 90 độ C: Phù hợp để giặt đồ cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, các loại vải khó vai màu và chất liệu vải linen (ở ga giường, khăn trải bàn...).
Các mức nhiệt độ nước ở máy giặt (Ảnh minh họa)
Sai lầm cuối cùng được Ao nhắc tới trong bài viết của mình cũng chính là sai lầm vô cùng phổ biến của nhiều gia đình, nhiều người dùng. Đó chính là quần áo sau khi giặt xong không được lấy ngay ra khỏi máy, thay vào đó là để trong thiết bị nhiều giờ, thậm chí là qua đêm.
Các chuyên gia giải thích rằng, việc làm này sẽ khiến suy giảm tuổi thọ của máy giặt. Cụ thể, trong môi trường ẩm ướt cùng với cả quần áo vẫn còn độ ẩm nhất định, các bộ phận của máy ví dụ như thùng giặt, gioăng cao su cửa máy, sẽ dễ bị ẩm mốc, dễ mọc rêu, rỉ sét và ám mùi hôi khó loại bỏ.
Quần áo để quá lâu bên trong máy giặt sẽ bị ẩm mốc, có mùi hôi (Ảnh: Ao World)
Bên cạnh đó, lượng quần áo vừa giặt xong còn ẩm thường có trọng lượng nặng. Bộ phận đàn hồi của máy giặt từ đó sẽ trở nên nhanh mòn hơn, nhanh giãn hơn vì phải nâng đỡ một lượng quần áo nặng trong thời gian quá lâu.
Không chỉ ảnh hưởng tới thiết bị, quần áo để lâu trong máy giặt cũng có thể không còn bền đẹp và thơm nữa. Trong môi trường hầm bí của máy giặt, quần áo ẩm ướt, bị thấm nước sẽ dễ xuất hiện các vết, chấm mốc li ti, đặc biệt với các loại quần áo sáng màu, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng và khó giải quyết. Ngoài ra, các nếp nhăn cũng sẽ được hình thành, gây khó khăn trong quá trình là ủi.
Chính vì vậy sau khi máy giặt kết thúc chu trình làm việc của mình, người dùng nên lấy quần áo ra khỏi máy và đem đi sấy, phơi ngay, càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bạn quá bận để phơi quần áo ngay, hãy bỏ đồ ra thau hoặc sọt đựng đồ khô thoáng.
Sau khi giặt xong hãy lấy đồ ra khỏi máy giặt càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa)
Ngoài 3 sai lầm được đánh giá là phổ biến nhất kể trên, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng nên lưu ý và tránh thêm một số thói quen nữa sau đây để đảm bảo hiệu quả hoạt động và độ bền của thiết bị:
- Không kiểm tra kỹ túi quần, túi áo để lấy ra các vật lạ
- Không đóng khóa kéo hay cài cúc quần áo
- Không cho đồ lót vào túi giặt riêng
- Không phân loại quần áo trước khi giặt
- Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo