Đời sống

Dùng tăm bông lấy ráy tai cho con là sai lầm, đây mới là cách làm đúng các mẹ phải biết

Nhiều mẹ nghĩ rằng cần loại bỏ ráy tai hàng ngày như một biện pháp vệ sinh cá nhân tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm.

Đang tức tưởi vì nuôi con một mình, mẹ đơn thân tìm thấy 'chân ái' khi nghe lời 'thỏ thẻ' nhưng sức công phá cực mạnh của sếp tổng / "Mẹ nuôi con bằng xương bằng máu, đừng nhìn vào đứa trẻ mà trách móc 1 người mẹ"

Ráy tai là hỗn hợp hòa tan trong nước của da chết, lông và chất tiết từ các tuyến nhầy ở ống tai. Ráy tai chỉ được hình thành ở 1/3 ngoài của ống tai, phần sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh chất này.

Vai trò của ráy tai là giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước. Đây là một phần cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn không cho bụi và vi khuẩn từ môi trường đi sâu vào bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.

Thiếu các thành phần bôi trơn và diệt khuẩn của ráy tai, tai có thể bị khô và ngứa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không cần lấy ráy tai ở trẻ

Theo các chuyên gia, chúng ta không cần thiết phải lấy ráy tai ở trẻ. Bởi ráy tai tự sinh ra trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai. Đây chính là chất sáp giúp chống nhiễm trùng, làm ẩm và bôi trơn cho ống tai, đồng thời ngăn cản bụi bẩn.

Việc sử dụng tăm bông hoặc một số dụng cụ khác có thể khiến ráy tai đi sâu hơn vào bên trong, làm tắc nghẽn lỗ tai. Ngoài ra các dụng cụ trên có thể làm tổn thương đến tai, làm sưng mủ thậm chí điếc tạm thời.

Ở trẻ nhỏ, khi ráy tai khô, nó sẽ tự bị đẩy ra ngoài khi con thực hiện các hoạt động ăn uống từ hàm răng.

 

Ba mẹ chỉ nên lau bên ngoài tai bằng khăn lau. Chỉ nên lấy ráy tai nếu có các triệu chứng: giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi nào cần đưa trẻ đi khám tai?

 

Cha mẹ thấy tai trẻ chảy máu hoặc dịch vàng, xanh (mủ);

Trẻ kêu đau tai, sốt hoặc giảm thính lực (nghe không rõ, nghe kém);

Nghi ngờ có dị vật trong tai của trẻ;

Cha mẹ để ý trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có biểu hiện bấu, giựt tai thì nên đưa con đến bác sĩ kiểm tra. Vì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về tai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm