Đời sống

Dùng thớt kiểu này, bạn đang tự rước bệnh vào cho cả gia đình

Thói quen "chết người" khi dùng thớt mà quá nhiều người Việt mắc hãy bỏ ngay kẻo hối không kịp.

6 thời điểm "vàng" uống nước cực tốt cho cho sức khỏe, ai cũng nên thực hiện / Điểm danh một vài vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải khi cơ thể có mùi

Dù là thớt thủy tinh, thớt gỗ hay thớt nhựa thì những quy tắc vệ sinh để đảm bảo không bị nấm mốc, vi khuẩn đe dọa là điều bạn cần nắm rõ. Tuy vậy, việc sử dụng thường xuyên cũng gặp phải không ít những sai lầm.

sai-lam-khi-dung-thot1
Ảnh minh họa

Không sử dụng thớt riêng cho thịt sống - chín

Thịt, gia cầm, và cá có thể chứa vi khuẩn như E.coli và salmonella sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khiến bạn mắc bệnh. Vì vậy, khi bạn chỉ sử dụng một thớt cho cả thịt và rau quả thì lây nhiễm chéo dễ dàng xảy ra. Thế nên, tốt nhất bạn nên sử dụng thớt riêng cho thịt động vật và rau củ, đặc biệt là cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Chú ý làm sạch thớt bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần sử dụng thớt để thái hoặc chặt thịt động vật.

Sử dụng "thớt cũ" có nhiều vết nứt lớn

Nhiều người thích sử dụng thớt đã dùng lâu năm, bởi sự thuận tiện, quen tay, tuy nhiên những vết rạn nứt trên thớt chính là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, thớt sử dụng khoảng 2 năm thì nên thay mới.

Sử dụng thớt nhựa hoặc thớt tre không đạt chuẩn

 

Thớt nhựa do không có tác dụng sát trùng tự nhiên, vì vậy lượng vi khuẩn tích tụ và sản sinh luôn cao hơn rất nhiều so với các loại thớt gỗ.

Ngoài ra, rất nhiều loại thớt tre có chứa hàm lượng formaldehyde vượt quá tiêu chuẩn. Sử dụng loại thớt này trong một thời gian dài sẽ có nguy hại lớn đến cơ thể con người.

Không chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng thớt, nhiều gia đình thường chỉ rửa sạch bằng mắt thường sau đó treo khô thớt lên. Nhưng điều này chưa đúng và có thể khiến cả nhà bạn bị ngộ độc hoặc nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Bởi thế, sau khi sử dụng thớt, bạn nên rửa thớt đúng cách. Chẳng hạn như, thay vì rửa thớt ở vòi nước lạnh, nên chuyển sang rửa bằng vòi nước ấm hoặc nóng.

 

Bạn cũng không nên lạm dụng chất tẩy rửa hóa học mà thay vào đó, áp dụng những nguyên liệu tẩy rửa tự nhiên và an toàn hơn như: giấm, chanh, muối để chà trên bề mặt sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Làm vậy ngoài giúp loại bỏ mùi khó chịu trên thớt còn khiến thớt gỗ sạch sẽ hơn.

Dùng miếng thép chà thớt, sau khi chà để thớt nằm ngang

Dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên sẽ làm thớt bị xước, đây là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn.

Sau khi rửa xong nếu để thớt nằm ngang sẽ khiến cho nước thấm sâu vào thớt, thớt khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Không thay thớt sau 6-8 tháng sử dụng

 

Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6 - 8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.

sai-lam-khi-dung-thot
Ảnh minh họa

Không để thớt khô ráo hoàn toàn trước khi cất đi

Hơi ẩm và môi trường không khí kém lưu thông sẽ là "sân khấu" cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy thay vì đặt thớt của bạn trên kệ, tốt nhất là sau khi rửa thớt bạn hãy để nó khô ráo trên giá treo trước khi cất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm