Đời sống

Gặp họa nếu ăn đậu phụ với măng tươi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn đậu phụ với măng tươi sẽ rất nguy hiểm vì chúng sẽ tạo thành sỏi thận.

Vợ con cùng bị tai nạn nhưng anh tôi chỉ chăm chăm quan tâm vợ, tôi chất vấn thì anh tiết lộ một bí mật động trời đã giấu kín nhiều năm / Từ chối một cốc bia từ bạn người yêu, tôi không ngờ chuyện tình của mình lại lao đao đến thế

Theo Zing News, thông tin về các loại thực phẩm kỵ nhau, mặc dù được lan truyền trên mạng từ khá lâu nhưng cho đến nay các chuyên gia về thực phẩm, dinh dưỡng vẫn phủ nhận tính khoa học của những thông tin này. Thế nhưng nhiều người vẫn tin về khả năng gây ngộ độc khi ăn các thực phẩm kị nhau.

Với trứng gà chẳng hạn, nếu ăn cùng những thực phẩm như quả hồng, sữa đậu nành, rau cần, khoai, cà rốt, đường, bột ngọt, thịt thỏ, thịt ngỗng, thịt rùa, nước trà, thuốc chống viêm…có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong nhưng tùy thể trạng từng người.

Không nên kết hợp đậu phụ với măng vì rất dễ kết thành sỏi thận. Ảnh minh họa

Còn nói đến măng và đậu phụ cũng là 2 nguồn thực phẩm rất kỵ nhau dễ sinh ra sỏi thận.Măng là thực phẩm rất quen thuộc trên bàn ăn của các gia đình Việt với nhiều món ngon như canh măng, bún xáo măng, măng hầm chân giò lợn, măng nấu xáo vịt. Về giá trị dinh dưỡng, măng chứa nhiều protid, glucid, muối khoáng, vitamin, xơ... tốt cho sức khỏe, theo báo VnExpress.

Tuy nhiên các chuyên gia của Health khuyến cáo nguy cơ ngộ độc khi ăn măng tươi. Chất glucozit trong măng tươi sẽ bị thủy phân khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, từ đó giải phóng axit xyanhydric (HCN). Axit này gây ngộ độc, nôn mửa... Một người trưởng thành hấp thụ 20 mg HCN đã có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già, người ốm yếu càng nhạy cảm hơn. Để thải axit HCN, trước khi chế biến, nên luộc măng cho chín rồi đổ nước luộc đi, sau đó rửa lại rồi mới chế biến món ăn.

Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, tính mát, kiện tỳ, lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt. giải độc. Khoa học hiện đại đánh giá đậu phụ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong 100 g đậu phụ chứa khoảng 76 kcal năng lượng, 1,9 mg carbonhydrate, 4,8 mg chất béo, 8,1 mg protein, 350 mg canxi, 5,4 mg sắt, 7 mg natri, 30 mg magie.

Đậu phụ còn có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng chống xơ vữa động mạch. Công dụng này có được là nhờ sự hiện diện của saponin, một chất giúp ngăn chặn sự hình thành của peroxit lipid vốn là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, saponin lại có tác dụng phụ là bài tiết iốt trong cơ thể. Do đó, ăn đậu phụ trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt iốt. Để khắc phục tình trạng này, nên bổ sung thêm rong biển là loại thực phẩm giàu iốt.

Người bị sỏi thận được khuyên hạn chế ăn đậu phụ vì có nhiều oxalate khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Những người thiếu máu do thiếu sắt hay đang bổ sung viên sắt cũng không nên dùng nhiều đậu phụ bởi nó chứa protein kìm chế sự hấp thu sắt, gây khó tiêu. Đặc biệt, trong khi chế biến và ăn uống, không nên kết hợp đậu phụ với măng vì rất dễ kết thành sỏi thận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm