Già đi 10 tuổi, nếp nhăn chi chít vì ngủ sai cách
2 cách lấy mụn đầu đen ở mũi không cần nặn / Duy trì thói quen này buổi tối da đẹp hơn gấp nhiều lần
Nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ
Nằm sấp khi ngủ khiến nếp nhăn hình thành cực nhiều. |
Giấc ngủ không chỉ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến làn da. Có được một giấc ngủ ngon mỗi ngày sẽ giúp chúng ta trông khỏe và trẻ hơn. Tuy nhiên, ngoài chất lượng giấc ngủ, bạn cũng cần chú ý tới tư thế ngủ nếu không muốn nếp nhăn “không mời mà đến”. Nhiều chuyên gia cho rằng, thường xuyên nằm ngủ sấp hoặc ngủ nghiêng một bên có thể gây ra nếp nhăn. Lý giải cho vần đề này, các chuyên da cho rằng, việc vùi mặt vào gối sẽ đặt áp lực lên các sợi collagen và elastin trong da. Và theo thời gian, điều này sẽ gây ra nếp nhăn trên cằm, má và trán của bạn.
Ngủ quá ít
Thiếu ngủ phát sinh cortisol, có thể khiến chúng ta trông già đi nhanh chóng từ bên trong ra bên ngoài.
Giấc ngủ là giai đoạn để cơ thể bạn “tự sửa chữa” và quan trọng là để chữa bệnh, hồi phục trí nhớ, tăng sự đàn hồi da, tăng cường sự trao đổi chất… Bởi vậy, hãy duy trì một giấc ngủ đủ giấc, đúng giờ.
Thường đi ngủ với gương mặt chưa tẩy trang
Nhiều nàng thường quá mệt mỏi mà “vác” luôn gương mặt với nhiều lớp son phấn lên giường ngủ mà không biết rằng thói quen này chính là nguyên nhân hủy hoại đáng kể làn da của bạn và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa. Nếu không được loại bỏ trước khi đi ngủ, lớp phấn son này có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông và khiến các sợi collagen bị vỡ ra. Vì vậy, dù có bận rộn và mệt mỏi bao nhiêu thì cũng nên cố gắng nuông chiều làn da của mình ít nhất 10 phút trước khi đi ngủ bạn nhé. Tốt nhất là sau khi tẩy trang, bạn nên rửa mặt lại bằng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và sau đó dùng thêm kem dưỡng ẩm.
Bật điện khi ngủ
Cho dù một ánh đèn mờ từ đèn ngủ hay ánh điện rất nhỏ như đèn của tivi hay máy tính, điện thoại... cũng có thể là "thủ phạm" cản trở giấc ngủ của bạn.
Khi ngủ, cơ thể sản sinh ra hormone melatonin giúp bạn thư giãn và buồn ngủ. Nhưng những ánh sáng này lại tác động và làm rối loạn mức độ melatonin do cơ thể sản sinh ra. Vậy nên, cho dù có ngủ thì cơ thể bạn cũng không được thư giãn thoải mái, và dáng vẻ mệt mỏi hôm sau của bạn chính là minh chứng cho điều này.
Phòng quá kín
Một căn phòng quá kín sẽ cản trở sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường bên ngoài, do đó các hoạt động tái tạo cơ thể không được hiệu quả triệt để. Phòng ngủ quá nóng hay quá lạnh cũng không tốt vì nó làm tăng gánh nặng cho não, khiến não liên tục phải "điều khiển" các hoạt động cơ thể phù hợp nhiệt độ. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da, làm cho da trở nên xấu đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo