Giải quyết tình trạng kém hấp thu ở trẻ nhỏ
2 thời điểm uống sữa tốt nhất, giúp hấp thu tối đa lượng canxi / Bà bầu uống canxi thời điểm nào của thai kỳ để bé hấp thu tốt nhất?
Kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ là gì?
Trẻ hấp thu kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Khi chúng ta cho trẻ ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cơ thể sẽ tự động hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin từ chúng. Tuy nhiên, ở những trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng thì dù vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa của trẻ lại không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Đây là một vấn đề tiêu hóa không hề hiếm gặp và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng bổ trợ sự phát triển của cơ thể.
Các loại protein, vitamin và khoáng chất nếu không được hấp thụ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Quan trọng hơn, những trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng có thể phải chịu những biến chứng nghiêm trọng như gãy xương và có nguy cơ cao nhiễm trùng.
Ngoài ra, vấn đề tiêu hóa này có thể kéo theo các triệu chứng như đầy hơi và tiêu chảy.
Nguyên nhân hấp thu kém ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu như cha mẹ cho ăn bổ sung không đúng cách, quá sớm hoặc quá muộn, bữa ăn không cân đối, chế biến không phù hợp với độ tuổi của trẻ, hoặc do trẻ suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, dễ thấy hơn cả là do trẻ bị thiếu các enzyme tiêu hóa khiến việc tiêu hóa thức ăn kém và thiếu vi chất Kẽm, Selen dẫn tới kém hấp thu.
Để trẻ hấp thu tốt hơn
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ biếng ăn, thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, sút cân, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết, phân có mùi tanh thì phụ huynh nên có những biện pháp chăm sóc phù hợp để hệ tiêu hóa non nớt của bé ổn định trở lại.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều tránh làm trẻ sợ ăn.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi thay đổi loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít một rồi tăng dần để bé quen. Nếu trẻ có biểu hiện kém hấp thu thì tạm ngừng rồi thử lại sau.
Sau thời gian dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ trên 24 tháng.
Vận động thường xuyên: Cho trẻ chơi và hoạt động thể chất giúp ruột co bóp nhiều hơn, trẻ ăn ngon miệng và quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Cần bỏ thói quen xấu như cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, nịnh trẻ bằng đồ chơi, điện thoại để trẻ ăn, kéo dài bữa ăn quá lâu… để hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn