Đời sống

Giúp người khác nhưng trong lòng chứa 4 tạp niệm làm phạm ác nghiệp

Phật dạy, giúp đỡ người khác, giúp đỡ người khác nhưng có tính toán, tự tư tự lợi, không chỉ khiến lòng phiền não mà còn phạm ác nghiệp.

Mang thai 5 tháng mới bàng hoàng phát hiện bạn trai đã có vợ và 2 con ở dưới quê / Biết con trai ngoại tình, mẹ chồng thuê xe huy động cả họ ra Hà Nội "dằn mặt" cả đôi rồi về

1. Không thật tâm
Giúp một việc nhỏ nhưng muốn cả thiên hạ biến đến. Giúp một việc lớn, muốn 3 đời người kia phải chịu ơn của mình. Đây không phải là giúp đỡ mà chỉ như một sự buôn bán, vô hình chung đặt một gánh nặng lên vai kẻ khác.
Giup nguoi khac nhung trong long chua 4 tap niem lam pham ac nghiep
Ảnh minh họa.

Xưa nay, người giúp người, lá lành đùm lá rách là một nếp sống đẹp. Thế nhưng làm việc thiện mà đánh trông khua chiêng, có khác gì đang diễn một vở hài kịch giữa đời thường.
2. Muốn hơn người
Làm việc thiện, nhưng lòng không thiện, muốn lấy cái danh để trên cơ, so kè với người khác là tâm lý của những kẻ ngụy trí thức. Bởi lẽ làm việc tốt là để tâm thanh tịnh, lòng trong, trí sáng. Thế nhưng, nếu chỉ để mua danh, lấy tiếng, sớm muộn cũng rơi vào khổ ải, làm việc sai trái mà không được đức phật độ trì.
3. Muốn nhận lại gấp đôi

Tục ngữ có câu, giúp người đừng cầu báo đáp, nếu muốn báo đáp tốt nhất đừng giúp người. Có thể hôm nay bạn trao người ta một trăm triệu, nhưng trả lại bạn hơn hai trăm triệu lại là điều không thể, vượt quá khả năng của họ.
Kẻ hành thiện luôn nghiêm khắc với chính mình. Giúp người không cần nhận lại, không phô trương. Bằng không, đó không phải là lòng tốt, mà bị biến chác thành thói tự tư, tự lợi.
4. Muốn người khác mắc nợ mình
Giúp người mà muốn họ mắc nợ mình, nếu không sẽ là vong ân phụ nghĩa là kiểu người bạc tình, không nên kết giao, khó nhận được sự tôn trọng.
Dạng người này ưa nịnh hót, tô vẽ bản thân, chìm đắm trong hư vinh và tự coi mình là đúng. Người quân tử sống ngay thẳng, không tự lợi. Giúp đỡ người khác là vô tư, nếp sống đẹp, đừng biến tướng biến nếp sống đó thành những chiêu trò “cho vay nặng lãi”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm