Gội đầu 1 tuần bằng lá ngải cứu đun sôi nhận lại được 4 lợi ích đặc biệt, từ ngoại hình đến sức khỏe
Những công dụng ''vàng'' của rau cải cúc đối với sức khỏe / Lỗ khuyết lỗ răng cưa trên kéo dùng để làm gì: Rất nhiều người không biết công dụng thật sự tưởng để đẹp mắt
Trong đông y, lá ngải cứu là một nguyên liệu rất quen thuộc, có tác dụng trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá... Theo các chuyên gia,lá ngải cứu có dược tính, thường được dùng để điều trị một số bệnh. Nhiều gia đình có thói quen phơi khô lá ngải cứu rồi giữ để dùng dần. Đặc biệt, dùng lá ngải cứu để đun nước gội đầu rất tốt đem lại nhiều lợi ích cho cả sức khỏe lẫn mái tóc của người dùng. Cụ thể:
1. Giảm tình trạng dầu cho tóc
Theo các chuyên gia, tinh dầu có trong ngải cứu có khả năng giúp cân bằng lượng dầu tiết ra của da đầu, đồng thời giảm bớt tình trạng da đầu tiết nhiều dầu gây tóc bết nhanh khó chịu. Vì vậy, đối với những người thường xuyên phải chịu sự khó chịu cho tóc bết dính, mới gội dầu tóc đã bị bết thì có thể áp dụng cách gội đầu bằng nước ngải cứu, hiệu quả có thể làm bạn bất ngờ đó.
2. Chống gàu, chữa rụng tóc
Việc gội đầu bằng nước lá ngải cứu có khả năng giúp điều trị tình trạng gàu và giảm ngứa hiệu quả bởi chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên bề mặt da. Bạn có thể sử dụng cách này nhiều lần để đạt được hiệu quả chống ngứa và trị gàu. Hơn thế nữa, lá ngải cứu sẽ không gây hại cho da đầu mà còn có tác dụng nuôi dưỡng nang tóc một cách nhất định.
3. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Trong trường hợp, bạn đang gặp phải các vấn đề về giấc ngủ của mình, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm thì có thể dùng lá ngài cứu để gội đầu. Tinh dầu ngải cứu có mùi hương thơm nhẹ có thể làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng thần kinh vô cùng hiệu quả, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.Nhưng cần lưu ý một điều rằng, nếu gội đầu vào buổi tối thì bạn phải đợi tóc khô rồi mới đi ngủ, nếu không sẽ không tốt cho sức khỏe
4. Làm ấm cơ thể, phòng cảm lạnh
Có thể bạn chưa biết, da đầu và các nang tóc là những kênh quan trọng để cơ thể giải phong hàn, ẩm thấp. Khi gội đầu bằng lá ngải cứu, các hoạt chất giải phong hàn, sinh nhiệt từ lá ngải cứu có thể thẩm thấu vào cơ thể thông qua xoa bóp. Lá ngải cứu tính ấm, do đó dùng thứ nước này để gội đầu có tác dụng làm ấm kinh mạch, khu trừ hàn ẩm, giảm đau, tán phong tán hàn, có tác dụng trị chứng tỳ vị hàn đau, tiêu chảy ẩm lạnh. Tuy nhiên, đối với những người đã bị cảm lạnh thì thay vì gội đầu hãy ăn canh ngải cứu. Bằng cách, lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.
Lưu ý khi gội đầu bằng lá ngải cứu:
- Có thể gội đầu bằng nước lá ngải cứukhoảng 3 lần/tuần.
- Để việc gội đầu với lá ngải cứu phát huy tốt nhất, bạn có thể pha nước lá ngải cứu và nước ấm, gội ướt toàn bộ da đầu. Sau đó ủ tóc trong 10 phút để nước ngải cứu ủ lưu lại trên da đầu. Cuối cùng gội sạch lại bằng nước ấm hoặc dầu gội.
- Không nên gội đầu bằng nước lá ngải cứu vào tối muộn vì dễ dẫn đến cảm lạnh. Tốt nhất là nên gội đầu trước 20h tối.
- Không nên gội đầu bằng nước ngải cứu quá nóng. Nhiệt độ nước chỉ khoảng từ 40 - 45 độ C.
- Người đang bị sốt, đang say rượu... thì không nên gội đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết